Cách làm món giò heo hầm măng tươi ăn bún ngon lạ miệng đơn giản tại nhà để đổi vị thưởng thức trong những ngày mưa.

Đang xem: Giò heo nấu măng

*

Giò heo hầm măng
Giò heo hầm măng ăn bùi, không gây ngán như các món ninh, hầm chân giò truyền thống khác. Ngoài những món ăn truyền thống từ giò heo như luộc, giò heo nấu giả cầy, giò heo ninh đu đủ… nếu muốn thay đổi 1 chút, bạn có thể chế biến món giò heo hầm măng tươi. Đây là món ăn hấp dẫn, lạ miệng và đặc biệt không hề gây ngán. Chân giò ninh mềm, ăn kèm với măng củ bùi bùi, giòn giòn, nước dùng đậm đà rất đưa cơm.

2 cái giò heo 1 củ măng tươi 500g 3 củ hành khô 1 đốt gừng tươi 1 củ tỏi Hành lá Mùi tàu Vài trái ớt Bún ăn kèm Các gia vị thông thường

*

Nguyên liệu

Sơ chế giò heo

Giò heo nhờ người bán chặt sẵn, mua về xát muối hạt, cạo sạch lông ở các kẽ móng, sau đó rửa sạch, để ráo nước.

*

Sơ chế giò heoĐun sôi 1 nồi nước có pha 1 thìa cà phê muối hạt/muối tinh, cho giò heo vào chần qua trong khoảng 2-3 phút, sau đó vớt giò heo ra, rửa lại dưới vòi nước thật sạch rồi để ráo nước.

*

Chần và ướp giò heoTrong quá trình chần giò heo (cũng như chần sườn), không nên đậy nắp nồi để mùi hôi và các chất cặn bẩn có trong giò heo bay hơi đi.

Giò heo ráo nước cho vào tô để ướp cùng với 1 muỗng nước mắm, 1 thìa canh đường và 1/2 thìa canh hạt tiêu. Trộn đều để giò heo được thấm gia vị và để ướp trong khoảng 25-30 phút.

*

Ướp giò heo

Sơ chế măng và các nguyên liệu khác

Măng gọt bỏ những phần thâm, sau đó rửa qua, thái khúc vừa ăn. Sau đó cho vào nồi để luộc cùng với 1 thìa cà phê muối.

Riêng măng vì chứa nhiều độc tố nên cần luộc kỹ, cẩn thận thì nên luộc 3-4 lần nước, đến khi thấy nước luộc măng trong là được. Cũng giống như chân giò, khi luộc măng các bạn nhớ không nên đậy nắp nồi, để các chất độc tố và chất bảo quản ngâm măng bốc hơi và bay ra ngoài.

*

Luộc măng để khử bớt mùi chua và các độc tố
Măng luộc xong mang đi rửa sạch lại, sau đó cho ra rổ/rá để ráo nước.

Hành, tỏi, gừng bóc vỏ, băm nhỏ. Cho 1 nửa số hành, tỏi, gừng băm vào ướp cùng với giò heo cho thơm.

Hành lá, mùi tàu nhặt sạch, rửa lại rồi xắt khúc nhỏ.

Ớt có thể cắt lát hoặc để nguyên quả tùy thích.

*

Sơ chế măng, hành, tỏi, gừng, rau thơm

Cách nấu giò heo hầm măng

Cho khoảng 2-3 thìa dầu ăn vào nồi, làm nóng dầu thì phi thơm số hành, tỏi, gừng băm.

Xem thêm: Sách Có Hai Con Mèo Ngồi Bên Cửa Sổ, Có Hai Con Mèo Bên Cửa Sổ

Tiếp đó cho giò heo vào xào ở nhiệt độ hơi lớn 1 chút để miếng giò heo săn lại và không bị nát, vỡ trong quá trình ninh.

*

Xào giò heoXào giò heo khoảng 3 phút thì cho măng vào xào cùng thêm 2 phút nữa, rồi chế nước vào. Đậy nắp nồi, nấu đến khi nước bùng sôi thì hạ bớt nhiệt độ, nêm gia vị vừa ăn.

*

Cho măng vào xào cùng

*

Thêm nước, đun sôi và nêm gia vịNếu như ăn kèm bún thì các bạn có thể cho nhiều nước 1 chút, còn nếu ăn cùng cơm thì cho ít nước hơn để nước ninh sền sệt là được.

Muốn ăn cay thì có thể cho ớt vào ninh cùng giò heo và măng. Sau đó tiếp tục đậy nắp, ninh giò heo trong khoảng 60 phút. Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người già thì thời gian ninh sẽ tăng lên khoảng 90 phút là chân giò sẽ mềm tơi.

Khi chân giò mềm, cho hành lá, mùi tàu vào, đảo đều khoảng 30-40 giây sau đó tắt bếp, cho chân giò và măng ra tô, ăn lúc nóng.

*

Cho hành lá, mùi tàu vào đảo qua rồi tắt bếp

*

Thành phẩm món giò heo hầm măngGiò heo hầm măng tươi có mùi thơm rất hấp dẫn, giò heo mềm, đậm đà, thơm và không hề tanh hay hôi. Trong khi măng ăn giòn và bùi, không hề bở nát. Nước hầm trong, có vị thanh mà không hề gây ngán, ngấy.

*

Món này ăn kèm cơm hoặc bún đều rất ngon và đưa miệng.

Mẹo & lưu ý

Nên chọn loại măng củ thay vì măng lá. Măng củ hầm sẽ không bị tơi nát, trái lại khá giòn và có độ bùi. Măng củ sẽ hấp thụ bớt độ ngấy mỡ của giò heo, giúp cho món ăn trở nên thanh hơn.

Khi chọn măng, bạn nên chọn củ măng có màu vàng ngà tươi tắn, lấy tay sờ vào mình củ măng thấy không bị nhũn nhão, không nhớt. Nếu củ măng mềm, có mùi hôi thì không nên chọn, đó là những củ măng đã quá lâu ngày.

Không nhiều người biết giò heo trước và sau của 1 con heo có mùi vị và có nhiều điểm khác biệt nhau. Ví dụ, giò heo phía trước cơ bắp và săn chắc hơn vì chân trước hoạt động nhiều hơn so với chân phía sau. Thịt giò heo phía trước vì thế mỏng hơn, ít hơn trong khi phần cơ, gân nhiều hơn. Còn giò heo phía sau nhiều thịt, nhiều mỡ hơn.

Cách phân biệt chân giò heo phía trước và phía sau cũng vì thế mà dễ hơn. Chân giò phía trước sẽ săn chắc, có hình dáng đẹp hơn còn chân giò phía sau nhiều thịt hơn. Chính vì thế, tùy vào sở thích mà khi mua các bạn có thể lựa chọn. Ví dụ như nếu thích ăn nhiều thịt để nấu cháo thì bạn nên chọn giò heo sau, còn nếu thích ăn luộc, ăn hầm không quá ngấy mỡ thì bạn lựa mua giò heo phía trước.

Thông tin thêm

Bà bầu/mẹ bỉm có ăn được giò heo hầm măng tươi không?

Trong giò heo/chân giò có chứa nhiều hàm lượng giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, vitamin B1, B2 và B3, giúp cải thiện chứng đau xương khớp, điều trị tình trạng mất ngủ, chống lão hóa, hỗ trợ lưu thông máu, bổ gan thận… Chính vì thế, các bà bầu và mẹ bỉm sữa thường hay ăn các món chế biến từ giò heo.

Xem thêm: Diệt Muỗi Trong Phòng Ngủ Hiệu Quả Nhất, Just A Moment

Tuy nhiên nhiều người khá lo lắng khi nấu giò heo cùng với măng. Bởi vì măng chứa nhiều độc tố và chất bảo quản ngâm măng. Tuy nhiên, nếu quá ngán các món ninh hầm truyền thống, các mẹ có thể thay đổi khẩu vị 1 chút khi hầm giò heo với măng. Nhưng khi sơ chế măng cần phải thật kỹ, luộc măng thật kỹ đến khi nước luộc măng trong mới mang đi hầm cùng giò heo. Và để cẩn thận hơn thì không nên ăn quá nhiều măng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *