Sau bài viết về đan móc trong góc “Nghiện Bếp: Yêu may vá”, mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc học móc len cho người mới bắt đầu, rất xin lỗi đã không thể trả lời thật đầy đủ từng bạn vì quá quá dài. Vậy nên bài viết tiếp theo này chính là dành cho các chị, các bạn đang muốn thử tự học móc len mà chưa biết bắt đầu từ đâu, mua nguyên liệu dụng cụ như thế nào đây.

Đang xem: Học móc len cơ bản

Đây cũng là một trong những phần mà mình viết rất chi tiết trong mỗi cuốn sách của mình, để có thể giúp cho những người mới bắt đầu học móc len có cái nhìn tổng quan về nguyên liệu dụng cụ, và chia sẻ những tips riêng của mình khi mua/ sử dụng những sản phẩm đó.
1. Len, sợi:có rất nhiều loại trên thị trường với đủ chất lượng, kích cỡ, giá thành phong phú. Mỗi loại len sợi lại có chất liệu, texture khác nhau, phù hợp sở thích, mục đích sử dụng, guu thẩm mỹ của mỗi người. Trên mác của mỗi cuộn len, ngoài thông tin về hãng len, code màu, nơi sản xuất ra thì còn có đầy đủ thông tin về chất liệu, độ dày, size kim đan/móc cần sử dụng v.v… Chất liệu, thành phần của len sợi cũng sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm: dùng sợi cotton 100% thì len sẽ hơi cứng, móc hơi đau tay, nhưng sản phẩm cũng sẽ đứng dáng, ít bai xù, sợi cotton pha 40-50% acrylic thì sẽ mềm hơn một chút, bề mặt cũng khá mịn, ngoài ra còn có các loại len bông, len xù, sợi cói,…
✅ Mới tập móc thì bạn có thể mua 1, 2 cuộn để thử trước khi mua với số lượng lớn, nên chọn len sợi sáng màu để dễ nhìn và phân biệt các mũi móc, chọn loại có thành phần mix giữa cotton và acrylic thì sợi sẽ ít co giãn nhưng cũng không quá cứng, không bị đau tay khi móc. Chọn len cỡ vừa phải (DK hoặc worsted weight) và dùng kim móc 2,5 – 3,5mm để làm quen và tập móc các mũi mới trước khi bắt đầu với loại sợi và kim móc nhỏ hơn hoặc to hơn.
Lưu ý: nếu làm sản phẩm cho trẻ nhỏ, em bé sơ sinh thì bạn nên cân nhắc chọn loại 100% cotton để tránh gây dị ứng, khó chịu cho da em bé, có thể giặt len và phơi khô len trước khi móc (cho cuộn len vào chậu nước sau đó bóp nhẹ bằng tay, sau đó để khô tự nhiên, tránh làm rối cả cuộn len).

Xem thêm: Cách Xóa Link Trong Excel ? Ngắt Nối Kết Đến Tham Chiếu Bên Ngoài Trong Excel

2. Kim móc: Nên chọn loại kim móc có đầu móc bằng kim loại, trơn, mịn để móc dễ dàng. Chọn kim tuỳ thuộc vào cách cầm kim (xem chi tiết ở ảnh trong bài viết). Kích cỡ của kim móc tuỳ thuộc vào độ dày của loại len sợi bạn dùng (ở trên mác của mỗi cuộn len sẽ có đề xuất về size kim móc mà bạn nên chọn).
3. Kim khâu len:giống như là kim khâu chỉ bình thường nhưng to hơn nhiều – để luồn được sợi len vào kim, dùng để khâu giấu các phần sợi thừa của len vào bên trong hoặc khâu ráp các bộ phận.
4. Kéo
Nếu chỉ mới học móc len, muốn móc những thứ đơn giản: miếng lót ly, mũ, túi… thì chỉ cần 4 thứ trên. Còn nếu bạn muốn học làm thú len móc thì cần thêm một số thứ sau:
5. Ghim đánh dấu hàng
6. Bông nhồi thú
7. Mắt nhựa
8. Ghim định vị
9. Phấn má hồng
10. Khuy, vải, ruy băng v.v..

Xem thêm: Nghệ Thuật Giao Tiếp Nơi Công Sở Giúp “Chinh Phục” Sếp Và Đồng Nghiệp


(Chi tiết về các dụng cụ này các bạn đọc thêm ở ảnh nha).
Hy vọng bài viết này đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn và chờ ngắm sản phẩm của mọi người ở Góc yêu may vá, đan móc của Nghiện Bếp nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *