*

Do bận rộn quá nên Trang chưa có thời gian nghiên cứu hết tính năng của máy làm bánh mì Tiross TS-822 để review đầy đủ cho các bạn, nhưng do nhiều chị em đã tin tưởng nghe theo Trang rước em ấy về nên hôm nay Trang chia sẻ trước cách nhồi bột bánh mì bơ sữa cơ bản và bánh mì hoa cúc để các chị em làm trước nhé! Trang chỉ mới mày mò 2 tính năng này thôi mà đã nghiện em ấy lắm rồi. Những tính năng còn lại Trang sẽ nghiên cứu từ từ rồi chia sẻ sau nhé.

Đang xem: Máy làm bánh mì tiross ts822

Hướng dẫn nhồi bột bánh mì bơ sữa cơ bản và bánh mì hoa cúc bằng máy làm bánh mì Tiross TS-822

TS-822 có công suất và dung tích lớn hơn các dòng máy trước đây nên có thể nhồi đến 700 g bột khô, máy hoạt động rất êm, không rung lắc, chỉ có tiếng ru ru nhỏ nhỏ phát ra trong lúc hoạt động mà thôi. Bên dưới là hướng dẫn và hình ảnh minh họa cách nhồi 2 loại bánh mì đã nói ở trên:

Bước 1: Gắn chân vịt vào xô kim loại đi kèm máy, phết một lớp dầu ăn mỏng vào xô.

*

Bước 2: Cho hỗn hợp khô vào tô (bột mì, men, đường, sữa bột, muối) rồi trộn đều, để sang một bên.

*

Bước 3: Cho hỗn hợp chất lỏng (sữa tươi, whipping, trứng, nước hoa cam) vào xô kim loại đi kèm (nhớ gắn chân vịt vô trước rồi nha).

*

Bước 4: Cho tiếp B2 vào xô kim loại rồi gắn vào thùng máy.

Xem thêm: Cách Tạo Cột Trong Word 2010 Đơn Giản Nhất, Cách Tạo Bảng, Kẻ Bảng Trong Word

*

Bước 5: Nhấn nút LOFT để chọn trọng lượng muốn nhồi. Trên màn hình điện tử có dãy số 2LB 2.5LB 3LB, nếu mọi người nhồi dưới 300 g thì chọn 2LB, nhồi từ 300gr đến dưới 500gr thì chọn 2.5LB, còn trên 500 g thì chọn 3LB.

*

Bước 6: Chọn chế độ muốn nhồi rồi bấm nút START là xong. Ở đây mình chỉ cần để chế độ 1 (chế độ mặc định) là chuẩn rồi, áp dụng cho cả nhồi bánh mì bơ sữa và bánh mì hoa cúc luôn. Chỉ khác là thời gian nhồi hoa cúc sẽ lâu hơn milk bun gấp đôi.

*

Máy có thêm chế độ DOUGH (nghĩa là nhồi ủ thôi), nhưng chế độ này chỉ nhồi được bánh mì cơ bản thôi, còn hoa cúc thì không hiệu quả nhe các bạn!

Bước 7: Theo dõi bột trong lúc nhồi. Ở đây Trang minh họa cho khối lượng bột là 600 g (Trang thường nhồi một lần 600 g luôn, nhồi xong chia làm 3 phần quấn màng bọc thực phẩm rồi để ngăn đông ăn từ từ, lúc nào cần thì đem xuống ngăn mát cho rã đông rồi ủ cho nở xong đem nướng thôi)

*

Bước 7a: Đối với bánh mì thường, ta sẽ cho bơ vào luôn từ đầu rồi bấm START, máy sẽ nhồi (knead) 10 phút, nghỉ (rest) 5 phút, nhồi tiếp 25 phút là xong. Ở đoạn nhồi 25 phút này, tùy độ hút nước của bột mà có thể bột sẽ đạt nhanh hơn thời gian 25 phút, nên các bạn mở nắp (cứ thoải mái mà mở nắp, máy vẫn hoạt động bình thường nhe) kiểm tra xem bột đã mịn và kéo màng mỏng chưa, đôi lúc Trang làm tới khoảng 18 phút là bột đã đẹp lắm rồi. Máy sau khi nhồi xong sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ (Rise), nếu các bạn muốn ủ luôn thì tiếp tục để trong máy (nhớ canh thời gian đem bột ủ xong ra ngoài, nếu quên là máy sẽ nướng dùm mình luôn đó nha), còn không thì đem ra ngoài.

Xem thêm: Mách Bạn Những Câu Chúc Tết Hay Nhất Năm 2020 Hay Và Ý Nghĩa Nhất

*

Bước 7b: Đối với bánh mì hoa cúc, các bạn phải để nhiệt độ phòng tối đa là 27 độ, mở nắp trong khi nhồi và điều chỉnh máy như sau:

Nhồi đợt 1: Sau khi bấm START (chưa cho bơ lúc này nhé), để máy nhồi 10 phút, rồi nghỉ 5 phút, sau khi máy nghỉ xong thì cho bơ vào, máy sẽ nhồi tiếp 25 phút. Nhồi đợt 2: Sau khi kết thúc quá trình nhồi đợt 1 thì máy sẽ auto chuyển sang chế độ ủ. Lúc này ta bấm đè nút START/STOP để máy khởi động lại, rồi các bạn lại lập lại thao tác như đợt 1 là xong. Ở đợt 2 này thời gian nhồi sẽ nhanh hơn chút, cụ thể là nhồi 10 phút, 5 phút nghỉ, nhồi tiếp 15 phút là xong. Công thức Trang dùng nhiều bơ hơn bình thường nhưng ra cục bột khá dẻo dai và kéo màng siêu đẹp.

*

Chúc các bạn làm thành công và hài lòng với mẻ bột từ máy trộn bánh mì Tiross TS-822 nhé!

Nếu bạn thích bài viết này, hãy đánh giá, like, share và subscribe blog của TuBi Kitchen để thường xuyên cập nhật những công thức và chia sẻ hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều. 🙂

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *