Đến bây giờ, TS Nguyễn Lê Anh vẫn tin rằng mảnh vỡ máy bay được tìm thấy là kết thúc có hậu cho hành trình tìm kiếm chiếc Mig-21U mất tích từ năm 1971.

Đang xem: Nguyễn lê anh toán học

*

Ngày 30.4.1971, chiếc Mig-21U của phi công Công Phương Thảo cất cánh từ sân bay Đa Phúc (nay là sân bay Nội Bài) vào khoảng 10 giờ sáng tới không vực tập thuộc xã Phục Linh, H.Đại Từ, Thái Nguyên. Sau khi bay tập theo sự hướng dẫn của thầy Poyarkov, máy bay sẽ quay về sân bay Đa Phúc. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bài tập và “xin phép bay về” thì chiếc Mig-21U đâm vào gờ núi Tam Đảo Bắc khi thực hiện động tác bổ nhào và không kịp “ngóc” lên để vượt qua đỉnh núi do bị rơi vào vùng áp thấp tại khu vực này. “Tuy nhiên, việc xác định “kịch bản” này không đủ để tiến hành một cuộc tìm kiếm trên thực địa vì đó là một vùng rộng lớn, hơn nữa lại là thời điểm những ngày cuối cùng của năm 2017 nên mọi việc gần như dừng lại”, ông Lê Anh nói.

3 ngày đêm trên đỉnh Tam Đảo

Bước ngoặt của cuộc tìm kiếm diễn ra vào mùng 3 Tết Nguyên đán 2018 khi TS Lê Anh đang ăn tết ở TP.HCM. Đặng Minh Tuấn (30 tuổi, trú tại Mỹ Yên, H.Đại Từ) nhân dịp về quê ăn tết đã nghe những người cao tuổi trong họ nói về việc “xẻ thịt” một chiếc máy bay trên đỉnh Tam Đảo. Tìm kiếm trên internet, Tuấn phát hiện ra câu chuyện mà Nam Nguyen và TS Lê Anh chia sẻ nên chủ động liên hệ với ông Lê Anh.

Thông tin từ Tuấn về việc có người chú tên Hiệu vẫn nhớ như in rằng ngày còn nhỏ từng lên núi Tam Đảo lăn một chiếc lốp máy bay xuống vực đã giúp TS Lê Anh khởi xướng một cuộc tìm kiếm trên thực địa. 10 giờ sáng ngày 23.2, sau khi chuẩn bị, nhóm của TS Lê Anh cùng 4 người dân địa phương bắt đầu leo núi. Tuy nhiên vì nhiều lý do, phải tới ngày thứ 2, cuộc tìm kiếm mới bắt đầu. Đoàn tìm kiếm còn lại 4 người: TS Lê Anh cùng 3 người dân. Trong tiết trời mưa phùn và lạnh lẽo, cuộc tìm kiếm diễn ra rất chậm và kết quả ngày đầu hoàn toàn vô vọng.

“Tối đó tôi không ngủ và cố hình dung ra vị trí chiếc máy bay. Tôi cho rằng, chiếc máy bay nếu chỉ bay cao hơn vài chục mét là nó đã thoát, vì vậy vị trí va chạm phải ở gần ngay trên gờ của núi. Tôi đánh dấu trên bản đồ vị trí của cái gờ nhô lên”, TS Lê Anh nhớ lại. Ngày hôm sau, khi cuộc tìm kiếm giữa mưa rét trên độ cao 1.200 m của đỉnh Tam Đảo tiếp tục đi vào ngõ cụt, ông Lê Anh quyết định nhổ trại, đến cái gờ mình đã đánh dấu và tìm từ chỗ ấy xuống.

*

TS Nguyễn Lê Anh (ngồi, thứ 3 từ phải qua) cùng những người bạn trong nhóm tìm kiếm, cùng mảnh vỡ nghi của Mig-21U

Xem thêm:

“Chúng tôi chia nhóm. Tôi đi cùng với một người tên Phú. Sau mấy lần ngã ở khe suối cạn, tôi bắt đầu lo lắng. Vì nếu cứ tiếp tục như thế này có thể đến 10 giờ đêm vẫn chưa ra được khỏi rừng. Tôi nói với Phú ra lệnh “lui quân”, TS Lê Anh nói. Tuy nhiên, ông đã chọn đường về theo những sườn núi ít dốc nhất vì tin rằng nếu có mảnh máy bay nào từ vụ tai nạn còn lại sẽ ở đó.

Chỉ vài phút sau khi đi xuôi xuống sườn núi, ông Phú và TS Lê Anh phát hiện ra một mảnh vỡ máy bay. Ông Dương Văn Phú (59 tuổi, trú tại xã Cát Nê, H.Đại Từ) vẫn nhớ như in: “Lúc đó tôi đang phát cây để đi xuống, anh Lê Anh theo sát phía sau. Đi một lúc thì tôi nhìn thấy 2 sợi dây trắng trồi lên mặt đất trông giống như 2 cây chết khô, lại gần thì đó là 2 sợi dây điện. Chúng tôi lật đất đá lên thì phát hiện 2 sợi dây nối vào một mảnh kim loại đã bị rêu bao phủ, bên trên có nhiều đinh tán, ốc vít”. Đó là thời điểm 15 giờ ngày 25.2, ngày thứ 3 của cuộc tìm kiếm.

Mảnh kim loại sau đó đã được những người bạn trong nhóm tìm kiếm của TS Lê Anh khẳng định là bộ phận nằm ở buồng lái của chiếc máy bay huấn luyện Mig-21U khi so sánh nó với hình ảnh chiếc Mig-21U trên thực tế. Tuy nhiên, để chắc chắn họ đã bàn giao mảnh vỡ ấy cho Quân chủng Phòng không – Không quân tiến hành phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng. Những cuộc tìm kiếm sau đó cũng đã tìm thấy nhiều manh mối khác về chiếc Mig-21U, trong đó có những mảnh vỡ chữ Nga và mảnh dù trắng da cam được trang bị trên những chiếc Mig-21 của Liên Xô trước đây.

Hiện tại, dù kết luận cuối cùng về mảnh vỡ tìm thấy chưa được đưa ra, ông Lê Anh vẫn tin mảnh vỡ này là một kết thúc có hậu cho hành trình tìm kiếm chiếc máy bay mất tích từ 47 năm trước, một cuộc tìm kiếm mà như ông nói: “may mắn đến kỳ lạ, thậm chí không thể tin được”. Và dù kết quả phân tích ra sao thì chắc chắn rằng vẫn có 2 liệt sĩ đã nằm lại trên đỉnh Tam Đảo, và như Nam Nguyen đã nói trong bài viết khởi đầu cho cuộc tìm kiếm này: Không ai bị lãng quên và không gì được lãng quên.

Chúng ta vẫn nợ họ và người thân của các liệt sĩ một câu trả lời thỏa đáng.

Trả lời Thanh Niên tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng chiều 29.3, đại tá Nguyễn Văn Đức, Phụ trách Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, cho biết bước đầu đã xác định mảnh vỡ do nhóm tìm kiếm phát hiện trùng khớp với một số mảnh của máy bay Mig-21 do Liên Xô sản xuất. Quân chủng Phòng không – Không quân đang giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh có phải là của chiếc máy bay Mig-21U gặp nạn năm 1971 hay không.

#Mig-21 #Phi công #phòng không – không quân #Mig-21U #liệt sĩ #tìm kiếm

Tiêu dùng – Dịch vụ

Xem thêm: Phun Môi Bao Lâu Thì Lên Màu, Làm Sao Để Môi Lên Màu Chuẩn

Nhà máy 50 triệu USD của ‘vua bánh gạo’ Đài Loan khánh thành tại Việt Nam

Toyota Vios – mẫu xe ‘quốc dân’ của thị trường Việt

Tập đoàn TH ra mắt trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL

MC Quyền Linh “cầm trịch” show truyền hình giúp trẻ em mồ côi sau đại dịch

Gia đình trẻ Việt ngày càng thiếu sự gắn bó và bền vững

Marathon – ‘con cưng’ của các đại đô thị trên thế giới

Yamaha tổ chức cuộc thi ảnh với nhiều giải thưởng hấp dẫn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *