Với nội dung hấp dẫn, dẫn dắt khéo léo những vấn đề nhức nhối trong xã hội, đó là lý do khiến phim về đề tài bạo lực học đường Hàn Quốc gây sốt.

Đang xem: Những bộ phim đánh nhau học đường hàn quốc

1. Boys Over Flower – Vườn Sao Băng (2009)

Một trong những bộ phim phản ánh rõ ràng nhất vấn đề bạo lực học đường, phân biệt giàu nghèo rõ ràng nhất tại Hàn Quốc đó là Boys Over Flower. Nội dung tác phẩm xoay quanh trường học trung học Shinhwa, nơi dành cho những học sinh nhà giàu, con nhà tài phiệt mới có khả năng kham nổi học phí.

*

Đứng đầu hội F4 là anh chàng thiếu gia đẹp trai, kiêu ngạo Goo Jun Pyo (Lee Min Ho). Chỉ cần không vừa mắt ai, anh sẽ “ban” thẻ đỏ và người đó lập tức trở thành nạn nhân bị các học sinh khác ghẻ lạnh và bắt nạt. Thậm chí, một nam sinh đã cố tự tử vì không chịu nổi áp lực bị bắt nạt và Geum Jan Di (Goo Hye Sun) là người đã cứu mạng cậu.

*

Khi chính thức trở thành học sinh tại đây, nàng Cỏ lại tiếp tục trở thành mục tiêu bắt nạt mới của những cậu ấm cô chiêu.

2. Penthouse – Cuộc Chiến Thượng Lưu (2020)

Bên cạnh những âm mưu, thanh trừng lẫn nhau giữa “hội phụ huynh”, Penthouse còn là bộ phim ngập tràn những phân cảnh bạo lực học đường của “hội con em”. Dự án này khiến người xem ám ảnh khi khắc họa thế giới học đường đầy đáng sợ, khi bất kỳ ai cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực.

*

Thậm chí, mặc dù bạn không làm gì sai, chỉ cần người khác sinh lòng đố kỵ thì bạn cũng có thể chết. Lần lượt từng người từ Min Seol Ah (Jo Soo Min), Ro Na (Kim Hyun Soo), Je Ni (Jin Ji Hee) đều trở nên thảm hại vì những trò tiêu khiển vô nhân tính của đám bạn nhà giàu.

*

3. Silenced – Sự Im Lặng (2011)

Bạn nghĩ bạo lực học đường chỉ diễn ra giữa các học sinh? Không, dù là bất kỳ ai thì vấn đề bạo lực chỉ tồi tệ hơn chứ không hề dễ chịu đi chút nào. Bộ phim Silenced được dựa trên một câu chuyện có thật năm 2000 – 2005 tại trường học dành cho trẻ em khiếm thính Gwangju Inhwa.

*

Khi bộ phim được công chiếu đã khiến người xem dù mạnh mẽ đến mấy cũng phải rơi lệ. Cốt truyện xoay quanh hành trình đi tìm công lý của thầy giáo Kang In Ho (Gong Yoo) – người vừa mới được bổ nhiệm dạy nghệ thuật cho trẻ em câm điếc tại một trường học.

*

Anh bắt đầu cảm nhận sự mờ ám được che đậy của những người lớn tại đây, từ thầy hiệu trường, bảo vệ, người phụ trách đều không đáng tin tưởng. Bộ phim như lời cảnh tỉnh dành cho xã hội trước vấn nạn bạo hành và lạm dụng tình dục ở trẻ vị thành niên.

4. Angry Mom – Khi Mẹ Ra Tay (2015)

Angry Mom khiến khán giả “sốc nặng” với ngoại hình xinh đẹp của nữ diễn viên Kim Hee Sun khi hóa thân thành một nữ sinh trung học. Ban đầu, Jo Kang Ja (Kim Hee Sun) là một bà nội trợ ngoài 30 đúng nghĩa, suốt ngày đầu tắt mặt tối chăm sóc chồng và cô con gái Ah Ran (Kim Yoo Jung).

*

Một ngày nọ, Ah Ran về nhà với những vết bầm kỳ lạ, nhưng khi gặng hỏi thì con gái lại không trả lời. Tức giận với hệ thống “làm ăn sống nhăn” từ cảnh sát đến nhà trường, Kang Ja quyết định “cưa sừng làm nghé” trở lại trường để dạy cho kẻ ăn bắt nạt con mình một bài học.

*

Nhưng sự thật lại đi xa hơn cô tưởng tượng, Kang Ja bàng hoàng khi phát hiện sự mục nát của cả một đường dây từ hệ thống giáo dục đến cả chính trị.

5. School 2015 – Trường Học (2015)

Bộ phim School 2015 mở đầu khiến người xem tá hỏa khi Kim So Hyun trong vai Lee Eun Bi liên tục trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Thậm chí không có bất cứ học sinh nào đứng ra bảo vệ nữ sinh tội nghiệp, điều này khiến Kang So Young (Cho Soo Hyang) càng đắc ý.

*

Trong khi đó, Lee Eun Byul – chị gái sinh đôi của Eun Bi sở hữu cuộc sống tốt đẹp. Một ngày nọ, Eun Bi vì quá phẫn uất nên đã tự tử. Sau khi tỉnh dậy, cô phát hiện Eun Byul đã biến mất và quyết định sống dưới thân phận của chị gái.

*

Chuyển đến ngôi trường mới chưa bao lâu, kẻ thù Kang So Young (Cho Soo Hyang) lại một lần nữa khiến cuộc sống của cô đảo lộn.

6. 18 Again – Trở Lại Tuổi 18 (2020)

18 Again là bộ phim đưa ra lý do bạo lực học đường vô cùng thú vị và cũng rất hợp lý. Cốt truyện xoay quanh ông bố Hong Dae Young (Yoon Sang Hyun) đang chán nản vì vợ đòi ly hôn, con cái xa lánh, bất ngờ quay về tuổi 18. Anh đã có thêm cơ hội để làm lại cuộc đời, đặc biệt là theo đuổi môn bóng rổ.

Xem thêm: Sử Dụng Serum Super Collagen Có Tác Dụng Gì, 4 Loại Serum Collagen Tốt Nhất

*

Nhưng tại ngôi trường năm xưa, anh phát hiện con trai mình Hong Shi Woo (Ryeoun) là nạn nhân bị bắt nạt bởi Goo Ja Sung (Hwang In Yeop). Sống dưới thân phận Go Woo Young (Lee Do Hyun), anh đã dạy cho tên đó một bài học.

*

Nhưng quan trọng hơn, đó là hàn gắn vết thương lòng cho cả hai đứa trẻ. Thật ra, Goo Ja Sung luôn cảm thấy hổ thẹn vì Shi Woo đã chứng kiến cảnh cha mình hối lộ cho huấn luyện viên để con trai được ra sân thi đấu.

7. Thread of Lies – Sát Nhân Học Đường (2014)

Thread of Lies là bộ phim đánh dấu sự tái xuất của nữ diễn viên Kim Hee Ae sau thời gian dài rời xa showbiz. Tác phẩm điện ảnh được dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách Elegant Lies của tác giả Kim Ryeo Ryeong.

*

Cốt truyện xoay quanh hành trình tìm kiếm sự thật của Hyun Sook (Kim Hee Ae) và Man Ji (Go Ah Sung). Một ngày nọ, con gái của Hyun Sook, Cheon Ji bất ngờ treo cổ tự tử. Điều này khiến cô vô cùng đau khổ vì Cheon Ji là đứa trẻ ngoan và chăm chỉ, không lý nào con bé lại ra đi bồng bột như thế.

*

Dựa theo những manh mối, cùng các thông điệp để lại, cả hai phát hiện bấy lâu nay Cheon Ji là nạn nhân của bạo lực học đường.

8. Everyone Is There – Mọi Người Đều Ở Đó (2020)

Everyone Is There sẽ là bộ phim bạo lực học đường khiến người xem phải rợn tóc gáy vì những cú twist “sang chấn tâm lý”. Tác phẩm mở đầu với cảnh Soo Yeon (Roh Jeong Eui) đang bị truy đuổi bởi những nữ sinh bắt nạt. Chúng đánh đập và bỏ rơi cô một cách tàn nhẫn.

*

Tỉnh lại trong bệnh viện, Soo Yeon càng tuyệt vọng khi không ai đứng ra bênh vực hay giúp cô trừng trị kẻ xấu. Vào khoảnh khắc cô muốn tìm đến cái chết, một phụ nữ lạ mặt xuất hiện và đề nghị được giúp đỡ cô bé. Vào lúc này, khán giả mới ngỡ ngàng khi Soo Yeon còn một người chị song sinh là Jung Yeon.

*

Không ít lần, người chị này đã giúp cô trừng trị những kẻ bắt nạt. Tưởng chừng sau tất cả, mọi chuyện sẽ happy ending thì biên kịch lại bất ngờ “cua khét lẹt” làm khán giả sốc đứng hình.

9. True Beauty – Vẻ Đẹp Đích Thực (2020)

True Beauty là tác phẩm ngôn tình lãng mạn mà bất cứ ai cũng “quắn quéo” trước sự dễ thương siêu cấp và Im Ju Gyeong (Moon Ga Young) và Lee Su Ho (Cha Eun Woo).

*

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, bộ phim đã khắc họa thành công vấn đề bạo lực học đường– bị bắt nạt chỉ vì bạn không đẹp. Im Ju Gyeong chỉ vì không có ngoại hình lung linh mà trở thành nạn nhân của những lời chê bai, trêu chọc, dè bỉu từ bạn bè xung quanh. Điều này khiến cô nàng rơi vào trầm cảm và phải chuyển trường.

*

Tại ngôi trường mới, nhờ những tips trang điểm học trên mạng, cô trở thành nữ thần trung học được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Nhưng có vẻ như vấn đề bạo lực này vẫn chưa dừng lại khi có một người đang âm thầm đố kỵ với cô nàng.

10. The Heirs – Người Thừa Kế (2013)

The Heirs là sẽ bộ phim khai thác vấn đề bạo lực học đường cuối cùng “chốt đơn” cho danh sách này. Nhiều người đã đùa rằng: The Heirs là phiên bản con nhà giàu tương tự Boys Over Flower từng rất thành công vào năm 2009.

*

Nhân vật “tai tiếng”, đầu gấu nhất phim là anh chàng công tử nhà giàu Choi Young Do (Kim Woo Bin), vì thuộc tầng lớp giàu có nên lúc nào anh cũng giở trò bắt nạt những học sinh có gia cảnh tầm trung, được gia nhập vào trường nhờ học bổng.

*

Dù tính cách có phần cộc cằn, hung hăng, nhưng Choi Young Do lại là nam phụ quốc dân si tình, được khán giả cực kỳ yêu thích vào năm 2013.

Xem thêm: Top 101 Hình Ảnh Em Bé Đẹp Nhất Thế Giới Khiến Ai Cũng Phải Ngắm Nhìn

Những bộ phim về bạo lực học đường luôn là lời cảnh tỉnh được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các tác phẩm qua từng năm, nhưng có vẻ như đây vẫn là chủ đề hot khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *