Review phim Get Out, là tác phẩm kinh dị châm biếm của đạo diễn đại tài Jordan Peele, nói lên những vấn đề nhức nhối của vấn nạn phân biệt chủng tộc. Khám phá ngay!

Ra mắt từ 2017 nhưng cho đến hiện nay, hiếm có tác phẩm kinh dị nào có thể giàu thông điệp và lôi cuốn như Get Out của đạo diễn Jordan Peele. Trong bài viết này hãy cùng chúng mình tìm hiểu những yếu tố nào làm nên nỗi sợ đáng kinh ngạc này nhé!

I. Giới thiệu phim

Là tác phẩm kinh dị châm biếm về nạn phân biệt chủng tộc, Get Out hay với tựa Việt là Trốn Thoát của đạo diễn Jordan Peele đem đến cho người xem một trải nghiệm căng thẳng đến nghẹt thở.

Đang xem: Giả thuyết xung quanh bộ phim get out (2017) & giải thích

*

Poster phim Get Out

Chris Washington, một nhiếp ảnh gia người da đen cùng cô bạn gái Rose Armitage đang chuẩn bị ra mắt bố mẹ của Rose, ông Dean và bà Missy Armitage. Tại gia đình Armitage, Chris được gặp mặt người làm vườn Walter cùng cô hầu gái Georgina, đều là những người da màu nhưng với hành động có hơi kỳ quái.

Gặp gỡ hai ông bà, Chris cởi mở giới thiệu bản thân, bộc bạch về sự qua đời của mẹ mình khi anh mới 11 tuổi trước sự nồng hậu “gượng gạo” đến từ những người da trắng. Vào tối hôm ấy, anh có một bữa cơm thân mật với gia đình, nhưng không biết rằng đây chính là giây phút cuối cùng anh còn có thể nở nụ cười trong căn nhà này.

II. Review phim Get Out – Trốn Thoát

1. Kịch bản giật cân lôi cuốn

Tuy rằng công ước quốc tế về việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã được ký kết vào năm 1965, nạn phân biệt chủng độc giữa người da trắng đối với đồng hương da màu vẫn là một vấn đề nhức nhối, nghiệm trọng nhất chính là ở đất nước Hoa Kỳ.

Trở về với câu chuyện chính, khán giả được nhập tâm với Chris Washington, một thanh niên da đen đang mang theo những lo lắng về cách người da trắng đối xử với mình.

*

Kịch bản giật gân lôi cuốn của đạo diễn Jordan Peele

Không như những tác phẩm kinh dị thông thường, nỗi sợ trong Get Out tìm đến khán giả một cách thật chậm rãi nhưng cực kỳ đáng sợ thông qua những suy nghĩ của Chris, những gượng gạo từ ông bà Armitage hay từ chính những người cùng màu da là như cô hầu gái Georgina.

Nó chẳng phải một thứ hữu hình, chẳng phải là thế lực tàn ác đang xâm lấn, nỗi sợ trong Get Out xuất phát từ chính hành vi mà nhân loại dành cho nhau, cụ thể là giữa người da trắng và những “cá thể” da màu.

*

Tác phẩm xoay quanh những châm biếm về màu da

Không có một công thức nhất định, mạch phim được đạo diễn Jordan Peele đưa đẩy như chính những con sóng tâm lý của nhân vật. Đó có thể là giây phút chậm rãi yên ắng nhưng rồi bất chợt là một sự kinh hãi, ghê tởm đến tàn bạo đang đè nén lên tâm trí và cả cơ thể của nhân vật chính Chris Washington.

2. Nạn phân biệt chủng tộc được châm biếm đầy mỉa mai

Người da trắng trong Get Out đầy ngạo mạn và tự đắc. Họ tự cho mình có thể chất và tư duy vượt trội hơn người da màu, và người da đen chỉ là công cụ giúp đời sống của họ trở nên tốt hơn.

*

Tác phẩm châm biến nạn phân biệt chủng tộc

Không chỉ dừng ở đó, từng câu thoại mà những người da trắng dành cho Chris Washington đều thể hiện một sự khinh thường và ghét bỏ, cụ thể nhất chính là những lời cay nghiệt của ba mẹ Rose về việc Chris hút thuốc, hay những lý luận của họ cho việc người da đen xuất hiện trên đất Mỹ.

3. Dàn diễn viên trẻ đầy tài năng và triển vọng

Khác với những tác phẩm kinh dị đến từ kinh đô điện ảnh Hollywood, Get Out không hề sở hữu cho mình những cái tên quá nổi bật và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên chính điều này đã trở thành điểm cộng dành cho tác phẩm.

*

Dàn diễn viên trẻ đầy triển vọng

Vì khả năng diễn xuất của các diễn viên trẻ tuổi này trên cả tuyệt vời, đặc biệt với màn thể hiện của nam diễn viên chính Daniel Kaluuya trong vai Chris Washington đã khiến cho khán giả phải “rợn tóc gáy” vì sự chân thật của tác phẩm. Cho đến khi có vai diễn để đời này, diễn xuất của nam diễn viên người Anh chưa thực sự được đánh giá cao, chỉ trừ một tập phim thuộc series Black Mirror.

Daniel Kaluuya trong vai diễn Chris Washington

Bên cạnh đó phải kể đến chính là Betty Gabriel, người đã có những phân đoạn xuất sắc trong vai diễn người hầu gái Georgina. Tuy thời lượng xuất hiện là không nhiều, song mỗi lần người hầu gái xuất hiện đều chất lượng với những biểu cảm đáng sợ cùng những trường đoạn kinh dị kéo theo.

Nụ cười ma mị của Georgina

4. Âm thanh và hình ảnh

Ngay từ phân đoạn mở đầu của tác phẩm, người xem được “thưởng thức” ca khúc “Run, Rabbit, Run” từ những năm 30. Một ca khúc ma mị kỳ lạ như muốn ám chỉ thông điệp rằng chính nhân vật chính Chris Washington là một con thỏ ngây thơ bị rơi vào “bẫy kỳ thị” của người da trắng.

Không chỉ dừng ở đó, những giai điệu vang lên xuyên suốt tác phẩm còn góp phần duy trì và đẩy cao cảm xúc người xem. Kể cả bình yên nhất, người xem vẫn có cảm giác không an toàn khi Chris vẫn còn nán lại ngôi nhà này.

Âm thanh và hình ảnh cực kỳ chân thật

Hình ảnh trong tác phẩm cũng là một điểm cộng khi nó giúp đặc tả một không khí yên bình cùng tông màu vàng trắng đến từ những năm 30 của thể kỷ XX. Thông qua các góc máy sáng tạo, đạo diễn Jordan Peele đã khéo léo khắc họa lên nét đa cảm nơi những người da đen, khi họ vừa là những cá thể thật tội nghiệp nhưng cũng vừa sở hữu những ánh mắt “lạnh sống lưng”.

III. Những ẩn ý được giấu trong tác phẩm Get Out

1. Hành động của Georgina và Walter

Dù là hai nhân vật có cùng màu da với Chris, hành động của Georgina và Walter lại cực kỳ lạ lùng và khó hiểu. Georgina thì thường xuyên ngắm mình trong gương cùng những biểu cảm kỳ dị trên khuôn mặt trong khi Walter lại liên tục luyện tập chạy bộ trong đêm, đồng thời ông sở hữu một sức khỏe vượt xa thể trạng của một người lớn tuổi.

Xem thêm: 999+ Stt Phụ Nữ Phải Đẹp Người Phụ Nữ, 90 Câu Nói Hay Về Phụ Nữ Hiện Đại

Hành động kỳ quặc của cô hầu gái Georgina

Theo lý giải, Georgina và Walter thực chất chính là cha mẹ của ông Dean, là ông bà nội của Rose. Sở dĩ Georgina thường xuyên chải chuốt nhan sắc là vì và giờ đây đã được nhập hồn vào một cơ thể trẻ trung hơn, săn chắc hơn, ước mơ của mỗi người mà phải không ?

Còn đối với Walter, ông luôn muốn tăng cường sức khỏe của mình, cộng thêm một cơ thể của người da đen đã giúp cho ông có sức mạnh thể trạng phi thường. Cũng vì mong muốn có được sức khỏe, ông siêng năng chạy bộ luyện tập vào nửa đêm.

2. Thể thao được nhắc đến tương đối nhiều thông qua Jeremy

Em trai Rose, Jeremy liên tục nhắc đến những môn thể thao võ thuật như MMA, UFC xuyên suốt bữa ăn gia đình, thậm chí anh còn nhắc đến việc nếu Chris được thức tỉnh sẽ trở thành một con quái vật thực sự. Thậm chí lúc nói chuyện, Jeremy còn bay tỏ “mong muốn” được siết cổ Chris và anh đã thực sự làm điều đó ở cuối phim.

Jeremy với nét mặt nguy hiểm khi nhìn Chris

Tất cả những chi tiết trên cho thấy bản năng háo chiến, bạo lực và nóng tính từ một con người da trắng tưởng chừng “cởi mở”. Đồng thời thể hiện ham muốn vượt qua những đối thủ có thể trạng mạnh hơn anh, cụ thể ở đây là thể trạng của anh chàng da màu Chris Washington.

3. Hình ảnh con hươu xuyên suốt tác phẩm

Kể từ hồi đầu của phim, cặp đôi Chris và Rose đã vô tình lái xe đụng phải một con hươu. Yếu tố này sau đó còn xuất hiện và bám theo Chris cho đến tận hồi kết.

Hình ảnh chú Hươu xuất hiện xuyên suốt bộ phim

Cha của Rose, ông Dean thậm chí đã tán dương con gái vì đã hạ gục một con hươu, với lập luận rằng khi một con chết đi sẽ còn rất nhiều con khác, và những con vật này đang góp phần phá hoại thành quả lao động của con người.

Chi tiết này được kết nối thẳng với hình ảnh người da đen chỉ là một vật tiêu khiển của người da trắng cùng với một câu nói “Every death is a win to mankind” (hiểu nôm na là “mỗi cái chết là một chiến thắng cho nhân loại”).

4. Thuật thôi miên của Missy Armitage

Là một nhà thôi miên học, Missy dễ dàng sai khiến Chris nghe theo những lời dẫn dắt của bà. Theo như nghiên cứu chỉ ra, phương pháp mà Missy dùng được gọi là “cái nhìn cố định”, phương pháp yêu cầu người bị điều khiển phải đặt toàn bộ tâm trí vào một vật thể có quỹ đạo di chuyển đều, như đồng hồ quả lắc hay chính là cái muỗng và tách trà của bà Armitrage.

Thuật thôi miên của bà Missy

Khi tâm trí của Chris đã hoàn toàn đặt vào vật thể, bà sử dụng những lời nói nhỏ nhẹ để xâm nhập và lấn án quyền kiểm soát. Khái niệm về ý thức sẽ dần mờ nhạt đi, Chris sẽ tuân thủ những mệnh lệnh và được đưa vào khái niệm “Vùng trũng”.

5. Vùng trũng

Theo cách gọi và định nghĩa của bà Missy, vùng trũng là khoảng không vô định nơi nạn nhân sẽ không cảm thấy gì, không nhìn thấy và không thể làm được gì. Điều này gián tiếp châm biếm giai đoạn khổ sai của người da đen, khi họ phải cam chịu số phận nô lệ, là phương tiện trao đổi, là vật thế thân cho “bọn da trắng” tự cao hách dịch.

Khái niệm vùng trũng trong Get Out

Chỉ khi cuộc nội chiến Mỹ của Abraham Lincoln giành chiến thắng, người da đen mới được tự do thừa hưởng quyền con người. Tuy vậy đây vẫn là một vấn đề xã hội nhức nhối trong nội bộ văn hóa xứ sở cờ hoa.

6. Sự nực cười của Cảnh Sát nước Mỹ

Khi Rod tìm đến sở cảnh sát để trình báo và đưa ra bằng chứng về vụ mất tích của Chris, họ đã cười thật lớn và xem đây như một câu chuyện hư cấu. Đây cũng là lý do mà trong phần lớn các tác phẩm điện ảnh, cảnh sát không bao giờ kịp thời, bởi lẽ họ cần một thứ gì đó “chân thật” thay vì những lời nói bông đùa thiếu chứng cứ.

Viên cảnh sát thờ ơ trong Get Out

Trong cảnh cuối phim, dù cho mình là nạn nhân nhưng Chris vẫn giơ tay lên trời khi cảnh sát tới. Chi tiết này đã phản ánh nỗi sợ vô hình của người da đen đối với chính quyền và cảnh sát, nhất là những cảnh sát da trắng “lộng quyền” và “lạc lối”.

7. Phương pháp Coagula

Tự cho mình là chủng loài phát triển, là “vị thần” còn đang đóng kén, Dean Armitage thèm khát thể chất của những người da đen vì cho rằng họ không xứng đáng với nó. Ông thừa nhận tiềm năng thể chất của những màu da khác, nhưng đồng thời cũng cho rằng họ chính là công cụ để phục vụ nhu cầu của ông.

Phương pháp tâm linh Coagula

8. Hình ảnh ẩn dụ lá cờ nước Mỹ

Thông qua hình ảnh dưới đây, khán giả đại chúng có thể dễ dàng nhận ra biểu tượng của quốc kỳ Mỹ. Tuy nhiên chính những xung đột, những sự chịu đựng và nỗi sợ của Chris đối với gia đình Armitage đã thể hiện rõ nét quan điểm chính trị của Jordan Peele, là phản ảnh chân thực nhất về tình hình chính trị của các tiểu bang trong đất nước.

Hình ảnh ẩn dụ lá cờ nước Mỹ

9. Vị thế người Châu Á

Đỉnh điểm của nỗi thống khổ phân biệt chủng tộc đối với Chris có lẽ chính là trong bữa tiệc của những người giàu có. Khi ấy một người Châu Á đã nói rằng “Trở thành một người Mỹ gốc Phi là điểm mạnh hay điểm yếu của Chris ?”

Cơ thể của người da đen luôn bị “hăm he”

Trên thực tế, người Châu Á chỉ chiếm xấp xỉ 5% tổng dân số nước Mỹ, tuy nhiên họ vẫn được coi là những kẻ ngoại lai, những “foreigners” (người ngoại quốc). Câu hỏi này được đặt ra để trả lời cho mục đích “Liệu việc hy sinh trở thành một người da đen khỏe mạnh có đáng hay không”.

Xem thêm: Tổng Hợp Hình Vẽ Kem Cute Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 9/2022, Vẽ Hình Cute Đáng Yêu

Trên đây là những yếu tố đặc sắc và độc nhất mà theo chúng mình đã làm nên sự thành công của Get Out – Trốn Thoát. Chính vì thế nếu có cơ hội, hãy tự mình tận hưởng tác phẩm đoạt giải Oscar này nhé!

Trung tâm bảo hành có bán linh kiện và dịch vụ chính hãng, gọi là có ngay hỗ trợ miễn phí, bảo hành suốt đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *