Senior, Junior hay Fresher đều là những khái niệm quen thuộc chỉ các vị trí việc làm trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Senior là gì? Công việc cụ thể của Senior với nội dung bài viết này nhé!

KHÁM PHÁ VIỆC LÀM LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Những kỹ năng cần có của senior là gì?Tìm hiểu về Senior ManagerTìm hiểu về Senior DeveloperMột vài khái niệm cấp bậc khác trong doanh nghiệp

Senior là gì?

Trong tiếng Việt Senior được dùng để chỉ những nhân sự đã có những kinh nghiệm, sự hiểu biết nhất định trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Trước khi lên được vị trí Senior nhân sự sẽ phải trải qua các vị trí thấp hơn như Intern, Fresher hay Junior,…

“Senior” trong tiếng Anh có nhiều cách định nghĩa. Khi là tính từ, nó có 2 tầng nghĩa: một là “older or more experienced people“, hai là “holding a high and authoritative position“. Khi là danh từ, nó được giải nghĩa là “A person who is a specified number of years older than someone else”.

Đang xem: Senior manager là gì

*

Senior là gì?

Nhìn chung, để giải nghĩa “senior là gì?”, chúng ta thường dùng từ này để chỉ những người có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong công việc. Họ là người mà các Junior – “lính mới” luôn muốn tìm đến để học hỏi kinh nghiệm hoặc xin lời khuyên.

Senior cũng được chia thành nhiều cấp độ tùy vào năng lực riêng của mỗi cá nhân. Thông thường, một người làm việc trong một lĩnh vực từ 5 năm trở lên thì mới có thể được gọi là “senior”.

Mô tả công việc của Senior

Khác so với những vị trí còn lại, Senior ngoài việc phải đảm bảo các công việc mang tính chuyên môn, thì cũng cần hực hiện thêm các nhiệm vụ khác dưới yêu cầu của cấp quản lý, cụ thể:

Thực hiện và báo cáo công việc theo yêu cầu của quản lý và công ty Phát triển các công việc chuyên môn theo hướng tối ưu và chuyên môn hơn các cấp bậc trước đó. Tiếp cận, tìm hiểu, xác định nhu cầu của khách hàng để lồng ghép vào quá trình thực hiện công việc chuyên môn. Có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn Intern, Fresher, Junior dựa theo yêu cầu của cấp quản lý. Thực các báo cáo, công việc dựa theo yêu cầu của quản lý trực tiếp, công ty Đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu công việc chuyên môn, đưa công ty, doanh nghiệp phát triển hơn

Những kỹ năng cần có của senior là gì?

Muốn làm tốt vai trò senior, bạn phải hội tụ đầy đủ những kỹ năng sau:

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các quản lý cấp cao. Họ được cấp trên giao cho trọng trách thành lập đội/nhóm của riêng mình và quản lý tập thể ấy thật tốt.

Bạn phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo để có thể dẫn dắt team của mình đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bạn chính là ngọn hải đăng dẫn đường cho các nhân viên bên dưới, họ sẽ coi bạn là tấm gương để noi theo. Vì vậy hãy luôn làm tốt vai trò của một người “thuyền trưởng” nhé!

Kỹ năng làm việc nhóm

Dù bạn là nhân viên cấp thấp hay quản lý cấp cao thì kỹ năng teamwork – làm việc nhóm đều có vai trò cực kỳ quan trọng. Để công việc có thể diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả tối đa thì bạn phải biết cách làm việc chung với các thành viên trong team.

Bạn là người hướng dẫn và cũng là người tạo nên bầu không khí chung, người gắn kết các thành viên lại với nhau. Hãy sẵn sàng hỗ trợ cho các nhân viên của mình bất cứ khi nào họ cần để không ai bị thụt lùi hay bị bỏ lại! Chỉ khi tất cả các thành viên đều tốt thì đội nhóm của bạn mới vững mạnh và dễ dàng đạt đến đích hơn!

*

Những kỹ năng cơ bản của senior là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Khi bạn đã đạt đến ngưỡng “cấp cao” thì kỹ năng giao tiếp thực sự đã trở thành một loại “vũ khí” mà bạn không thể thiếu. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn phải kết nối các nhân viên của mình với nhau. Bạn cũng cần phải trao đổi nhiều điều với lãnh đạo hoặc các đối tác, khách hàng quan trọng.

Vì vậy, ban cần có khả năng giao tiếp khéo léo để khiến cấp trên và đối tác hài lòng; để các nhân viên cấp dưới tin phục và làm theo những gì mà bạn yêu cầu.

Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Slide Giới Thiệu Bản Thân, Mẫu Thuyết Trình Giới Thiệu Bản Thân

Phân biệt giữa khái niệm Senior và Junior

Thường thì Senior và Junior sẽ giống nhau về lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên 2 vị trí này sẽ khác nhau ở số năm kinh nghiệm và do đó mức lương cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

Junior: Là khái niệm chỉ những người có kinh nghiệm, thời gian làm việc từ 6 tháng tới 2 năm tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của họ. Những người ở vị trí Junior sẽ đảm nhận xử lý các công việc chuyên môn có độ khó vừa phải, được cấp trên quản lý trực tiếp giao cho. Và ở vị trí Junior mức lương cũng sẽ thấp hơn so với senior. Senior: Đây thường là vị trí có nhiều kinh nghiệm hơn, từ 1-5 năm làm việc tùy thuộc vào lĩnh vực làm việc. Senior cũng là người có kỹ năng mềm tốt hơn nên sẽ được giao xử lý các nhiệm vụ quan trọng hơn. Senior sẽ có khả năng làm việc độc lập tốt hơn và có mức lương tốt hơn so với Junior.

Tìm hiểu về Senior Manager

Senior Manager là gì?

Senior Manager là quản lý cấp cao. Xuất phát điểm của họ cũng chỉ là nhân viên nhưng nhờ vào năng lực hơn người, sự cầu tiến và nỗ lực không ngừng mà họ được ban lãnh đạo công ty đánh giá cao hơn những người khác và trao cho họ quyền quản lý một số lượng nhân sự nhất định.

Về tính chất công việc hay phạm vi hoạt động thì họ không khác nhiều so với các Manager thông thường.

*

Senior Manager là gì?

Yêu cầu cần đáp ứng

Senior Manager là một vị trí cao cấp trong bộ máy doanh nghiệp. Người đảm nhiệm vị trí này nhận được mức lương tốt và vô vàn những đãi ngộ tuyệt vời nhưng ngược lại họ cũng phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe thì mới có thể đứng ở vị trí vạn người mong ước như vậy!

Dưới đây là những yêu cầu bạn nhất định phải đáp ứng nếu muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao này:

Độ tuổi từ 24 đến 30 Có tố chất lãnh đạo, thấu hiểu về nghệ thuật quản trị Phải sở hữu tư duy về hệ thống và tự tin vào khả năng phát triển của bản thân Sử dụng thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng Có nhiều năm kinh nghiệm trong các vị trí tương tự

Mức thu nhập

Không cần nói ra thì ai ai cũng biết rằng mức thu nhập của các Senior Manager rất cao, nhưng con số cụ thể là bao nhiêu? Mức lương trung bình của họ có thể dao động từ 10.000.000đ 60.000.000đ/tháng. Quả là một con số quá hấp dẫn phải không nào?

Vị trí này chắc hẳn là đích nhắm đến của rất nhiều bạn trẻ tài năng và tham vọng!

Tìm hiểu về Senior Developer

Senior Developer là gì?

“Senior Developer” là từ chỉ các lập trình viên cấp cao. Họ có thể làm tốt ở mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm: từ việc lên ý tưởng cho tới khâu design, phát triển, bảo trì phần mềm; liên lạc, trao đổi với khách hàng và lắng nghe các vấn đề của họ…

Các lập trình viên này phải có khả năng quản lý project/module mà mình phụ trách. Họ không thể chỉ làm việc một mình mà còn phải hướng dẫn, hỗ trợ cũng như lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu cho đội nhóm của chính họ.

*

Senior Developer là gì?

Công việc chính

Liên lạc với khách hàng; lắng nghe các feedback, vấn đề của khách Phân tích và thảo luận với team để tìm ra các giải pháp thích hợp và đưa ra thời gian dự kiến hoàn thành xong công việc để báo lại với khách Chia nhỏ công việc ra và hướng dẫn cho những thành viên còn “non tay” trong team để họ có thể phối hợp với những người còn lại và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc Duyệt code và thử các phương án test Tìm cách cải thiện hiệu năng của hệ thống nếu nó chưa đạt hiệu quả như mong muốn Fix lại các đoạn code lỗi hoặc chưa hoàn chỉnh để chương trình chạy “mượt” hơn, về sau dễ dàng bảo trì hơn

Mức thu nhập của developer

Mức thu nhập của các Developer không cố định mà thay đổi tùy vào năng lực của mỗi cá nhân. Các Senior Developer thì họ nhận được mức thu nhập trung bình khoảng từ 15.000.000đ – 20.000.000 đ/tháng.

Với Junior Developer hoặc những người mới ra trường thì mức lương của họ sẽ rơi vào khoảng 6.000.000đ đến 8.000.000đ/tháng.

KHÁM PHÁ VIỆC LÀM IT LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !

Một vài khái niệm cấp bậc khác trong doanh nghiệp

Ngoài vị trí Senior, doanh nghiệp còn bao gồm các vị trí cụ thể:

Intern là gì?

Đây là vị trí của các bạn sinh viên còn đang đi học năm 3, năm 4, với mong muốn được làm vị trí này để được học hỏi, trải nghiệm tại các doanh nghiệp. Để làm được vị trí này, các bạn cần trải qua buổi phỏng vấn cơ bản, khi được nhận sẽ được phân công vào các phòng ban phù hợp với bạn đang theo học. Ngoài ra, sinh tham gia thực tập thông qua giấy giới thiệu từ trường hoặc người thân.

Xem thêm: Hàm Sắp Xếp Theo Thứ Tự Tăng Dần Trong Excel, Sắp Xếp Dữ Liệu Trong Phạm Vi Hoặc Bảng

Tham khảo: Intern là gì? Những điều kiện để trở thành intern trong doanh nghiệp

Fresher là gì?

Là các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, vừa mới tốt nghiệp. Mặc dù đã trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản nhưng họ chưa từng áp dụng vào thực tế. Đây là các đối tượng có nhiệt huyết, năng động, không ngừng học hỏi, phát triển năng lực.

Junior là gì?

Junior là những người đã có chút kinh nghiệm và số năm làm việc sẽ thấp hơn Senior. Đây là các đối tượng đã trải qua quá trình thực tập, từng tiếp xúc với công việc. Có khả năng giải quyết các vấn đề nhỏ, không có quá nhiều phức tạp, rất cần dành thời gian để học hỏi từ Senior để có thể nâng cấp trình độ

Qua bài viết trên đây, myalbum.vn myalbum.vn đã giúp bạn lý giải khái niệm Senior là gì? cũng như tìm hiểu về hai vị trí công việc Senior Manager và Senior Developer. Nếu hai vị trí này chính là công việc mơ ước của bạn thì hãy rèn luyện và cố gắng thật nhiều để sớm đạt được mục tiêu nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *