*

Xin chào bác sĩ, tôi là Thu (25 tuổi), mặc dù thời tiết đang là mùa hè nhưng không hiểu sao bàn tay và bàn chân của tôi lại thường xuyên bị lạnh. Không biết tôi có đang mắc bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn và sớm hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Bạn Thuthân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về cho các bác sĩ. Với những biểu hiện của bạn thì bạn đã mắc chứng bàn tay lạnh và chúng tôi xin có một số tư vấn về chứng này như sau:

1. Chân tay lạnh là gì

2. Biểu hiện của chân tay lạnh

3. Nguyên nhân gây ra chân tay lạnh

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Triệu chứng chân tay lạnh là gì?

Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh bàn tay. Thông thường, bàn tay lạnh là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh bàn tay liên tục, đặc biệt là sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh lạnh bàn tay. Nếu tay bị lạnh thì có nghĩa là bạn có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hoặc tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Nếu bạn đang ở bên ngoài trong thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị lạnh tay chân thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh.

Đang xem: Tay chân lạnh là bị gì

2. Những biểu hiện của triệu chứng chân tay lạnh

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng phổ biến này, bao gồm: Bộ phận cơ thể bị tê buốt và có màu trắng, cứng hoặc sáp, chúng có thể có màu trắng – tím hoặc trắng – vàng. Phần da bị tê cóng có màu trắng nhưng không cứng và chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần bị bỏng lạnh thì sẽ không có cảm giác. Trong quá trình bị tê cứng, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran hoặc cảm thấy tê cứng như một khúc gỗ. Khi bộ phận bị tê buốt đã dịu đi, bạn có thể không thấy đau hoặc nhức. Tuy nhiên, khi bạn làm ấm nhanh bộ phận bị tê buốt đó trong nước ấm theo phương pháp khuyến cáo thì có thể sẽ thấy đau.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác khi bàn tay bị lạnh:

Bàn chân hoặc ngón chân bị lạnh.Da tay thay đổi mày sắc, da chuyển sang màu xanh hoặc trắng.Tay tê hoặc ngứa ran.Da xuất hiện vết loét và mụn rộp.Da tay bị kéo căng hoặc cứng lên.

*

3. Các nguyên nhân gây ra triệu chứng tay chân lạnh

Con người là loài động vật máu ấm nên khi tiếp xúc với khí lạnh, cơ thể sẽ cố gắng để giữ ấm. Nếu cơ thể bị hạ nhiệt, lưu thông máu ở tay, chân, tai, mũi sẽ giảm để các bộ phận còn lại của cơ thể có thể giữ ấm. Khi nhiệt độ ở dưới mức đóng băng, hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện ở những bộ phận có máu lưu thông ít.

Chấn thương đông lạnh xảy ra do da bị lạnh. Lúc này, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương sau khi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt, lạnh trong hoặc trên nhiệt độ đóng băng.

Cước da xảy ra do tiếp xúc với môi trường lạnh trong một thời gian dài mà không bị đóng băng hoặc do các điều kiện rất ẩm ướt khác.

Hiện tượng Raynaud là sự thu hẹp bất thường của các mạch máu. Chúng co lại khi các ngón tay hoặc ngón chân bị lạnh.

Xem thêm: Top Hình Ảnh Cmt Facebook, Ảnh Chế Cmt Hay, Độc, Troll Hài Hước

Cryoglobulins là các protein, thường được hòa tan trong máu, trở thành chất rắn trong điều kiện lạnh. Cryoglobulinemia là điều kiện liên quan đến cryoglobulins trong máu, theo đó, việc tiếp xúc với môi trường lạnh khiến da ở ngón tay hoặc ngón chân đổi sang màu xanh.

Trên da xuất hiện các vết sẩn đỏ sau khi bạn ở trong điều kiện quá lạnh, hiện tượng đó gọi là nổi mề đay lạnh.

Các nguyên nhân khác dẫn đến lạnh tay chân bao gồm: Bệnh tiểu đường; Bỏng lạnh; Ban Lupus; Xơ cứng bì.

4. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng lạnh bàn tay kéo dài liên tục hoặc có bất kỳ câu hỏi, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Các bác sĩ kiểm tra xem triệu chứng bàn tay lạnh có liên quan đến các vấn đề về lưu thông máu hay dây thần kinh hay không. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Xem thêm: 11 Công Thức Rubik 3X3 Cơ Bản, Công Thức Xoay Rubik Tầng 3 Cơ Bản Và Nâng Cao

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lònggửi thông tin tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *