Học thổi sáo trúc, tiêu, sáo Dizi, sáo Mèo – sáo Bầu, cách học thổi sáo nhanh nhất, tự học thổi sáo đang là nhu cầu của rất nhiều người. Bạn là học sinh, sinh viên, bạn là một đứa trẻ, bạn là một thanh niên, bạn là người đã lớn tuổi, đã già, bạn đều có thể tự học thổi sáo và cover cho mình những bài sáo theo ý thích. Có người thổi cho vui cửa vui nhà, có người lấy sáo làm bạn, có người thổi sáo tán gái, và cũng có người học thổi sáo để kiếm thêm thu nhập. Và chúng ta đều hoàn toàn có thể tự học thổi sáo trúc mà không cần phải đến các lớp giảng dạy (Tấc nhiên, có điều kiện và có nhu cầu, các thầy giáo dạy thổi sáo giỏi, các nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ cho bạn những kiến thức mà bạn không thể tìm thấy trên mạng).

Đang xem: Serie hướng dẫn tự học thổi sáo trúc bài 1

Để có thể tự học thổi sáo (bất cứ loại sáo nào), các bạn đều phải thực hiện các bước tập luyện sau:

Các bước để học thổi sáo với loại sáo bất kỳ.

Tập cầm sáo và bấm các nốt trên sáo: mỗi loại tiêu sáo đều có một cách cầm khác nhau và các nốt trên sáo đó được bấm với thế bấm cũng khác nhau, tuy nhiên nó đều có 1 vài nét chung. Một trong số các nét chung đó là cùng 1 thế bấm thì có thể thổi được 2 nốt khác nhau và thường thì nó sẽ lệch nhau 1 quảng 8 (ví dụ thổi nhẹ ra do1, thổi mạnh ra do2) trừ 1 số nốt có thế bấm đặc biệt sẽ khác nhau và sáo Mèo – sáo Bầu thì sẽ không thổi được như vậy (đối với sáo mèo, sáo bầu, 1 thế bấm chỉ thổi được 1 nốt, trừ thế bấm bịt tất cả các lỗ ra sẽ có 2 nốt).Lưu ý: Việc tập cầm sáo rất đơn giản, nhưng việc cầm sáo đúng cách, hợp lý sẽ giúp ích trong việc linh hoạt các ngón tay về sau, cách cầm đúng ban đầu khá khó tập nhưng khi quen sẽ rất có lợi.Tập thổi sáo kêu: mỗi loại sáo sẽ có cách đặt môi và dùng hơi khác nhau để thổi kêu đúng và tiếng sáo đẹp.Tập thổi các kỹ thuật thổi sáo từ cơ bản đến nâng cao, các bạn nhớ học từ từ, tập hoàn thiện cái dễ trước. Ban đầu các bạn nên tập rung hơi và đánh lưỡi đơn, tiếp đến là kỹ thuật vuốt, hốt, … các kỹ thuật khó hơn như reo lưỡi (phi lưỡi), đánh lưỡi kép, lưỡi tam thì có thể tập sau (có thể không cần thiết). Nó sẽ giúp các bạn phá cách 1 chút trong bài sáo tạo điểm nhấn và thổi được các tác phẩm khó.Tập thổi sáo hoàn thiện từng tác phẩm: bước này và bước trên có thể cùng nhau thực hiện, các bạn nên tập hoàn thiện từng bài hát thật tốt hơn là cố tập quá nhiều bài, vì khi tập được 1 bài tốt và hoàn thiện, bạn sẽ không chỉ thổi hay bài đó mà còn dể thổi hay các bài nhạc về sau.

Các bạn có thể đang muốn học thổi sáo Mèo, học thổi sáo Dizi, học thổi tiêu, hay học thổi sáo Bầu. Tuy nhiên, ở seri này mình sẽ chú trong hơn về sáo ngang (sáo trúc, sáo nứa, sáo Dizi nói chung), các loại sáo khác tương tự, chỉ khác thế bấm các nốt và một số kỹ thuật đặc trưng.

Các bước học thổi sáo trúc – học thổi sáo ngang.

Tự học thổi sáo – cách cầm sáo trúc:

Cách cầm sáo 6 lỗ:

*

Cách cầm sáo ngang sáo trúc, sáo nứa 6 lỗ.Các nốt trên sáo 6 lỗ:Các nốt trên sáo 6 lỗ tone Đô : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi (Si), Do2, Re2 …Sol3. Khi tập thổi sáo, dù sáo tone khác có các nốt khác, tuy nhiên, chúng ta quy về giống như sáo tone đô gồm các nốt Đô rê mi …Các nốt cơ bản cho những người bắt đầu tập :Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi, Đo2.Và nâng lên 1 quảng 8

*

Các nốt trên sáo trúc 6 lỗ.

Xem thêm: Hình Vẽ Búp Bê Chibi – 28 Búp Bê Chibi Ý Tưởng

Các nốt trên sáo 10 lỗ : Như sáo 6 lỗ nhưng có thêm 4 lỗ mở Đo#, Rê#, Fa#, Sol#.

*

so sánh sáo 6 lỗ và sáo 10 lỗ.Ở sáo 10 lỗ, các bạn cần đặt 10 ngón tay đúng vị trí, trong lúc sáo 6 lỗ các bạn có thể đặt linh hoạt và thoải mái hơn. Thực sự thì không nhất thiết phải tập sáo 10 lỗ vì khá ít bài cần đến và nếu cầm được sáo 10 lỗ và chơi được, nhưng thường mọi người không sử dụng tốt cả 10 lỗ bấm trên sáo mà thỉnh thoảng mới dùng đến các lỗ phụ (mở nốt thăng giáng). Tuy nhiên, sáo 10 lỗ cũng có nhiều ưu điểm khác, đặc biệt là cách mở nốt quảng 3 sẽ khác đôi chút để lên quảng nhẹ nhàng hơn, cũng như một số kỹ thuật láy ở quảng 3.

*

Các nốt trên sáo 10 lỗ.

Bước 2 : Cách thổi sáo ra tiếng – Cách thổi sáo kêu.

Để thổi sáo kêu : các bạn cần đặt môi đúng, thổi đúng hướng và ém hơi đủ. Ngoài ra, các bạn cần phải bịt kín các lỗ. Đây là vấn đề mà nhiều bạn mắc phải khi tập thổi tiêu. Các bạn nên nhờ ai đó xem hộ hoặc thử bịt lỗ bằng băng dinh nhé!

Cách đặt môi đúng và hướng thổi: đặt môi sao cho lỗ sáo nằm chính giữa 2 môi sau đó ngửa sáo ra.Tập thổi từ nốt Si1 xuống nốt Do1 : tập thổi nốt Xi trước vì nốt Xi dể thổi và không lo bịt lỗ không kín. Đừng vội tập nốt Do1 mà nản vì không thổi được tiêu kêu nhé!Tập xông hơi các nốt để tăng khả năng ém hơi. Điều này sẽ giúp các bạn thổi được nốt đồ và các nốt cao cũng như giúp tiếng sáo đẹp hơn.

Bước 3 : Tập thổi các nốt trên sáo trúc cơ bản.

Tập thổi các nốt cơ bản để ngón linh hoạt hơn.Tập chạy các gam chính hoặc tập thổi một số bài dể như : Nữ Nhi Tình, Đồng Thoại, Thần Thoại, …

Bước 4 : Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo :

các kỹ thuật đầu tiên nên tập là rung hơi, luyến láy và đánh lưỡi đơn. Trong đó rung hơi là kỹ thuật quan trọng nhưng thường được mọi người tập luyện không đúng cách.

Để thổi sáo tốt và bài bản hơn, các bạn không nên tập quá nhanh, ham tập bài mới quá mà nên cố gắng hoàn thiện kỹ thuật dần dần, tập từ cơ bản đến nâng cao. Nên đọc thêm bài viết này nhé Cách học thổi sáo đúng.

Xem thêm: Viễn Cảnh Nếu Trái Đất Quay Nhanh Hơn, Trái Đất Đang Đột Ngột Quay Nhanh Hơn

Chúc các bạn học thổi sáo trúc thật tốt nhé!

Về cơ bản thì đến đây, các bạn đã có thể tập thổi sáo tốt rồi. Ở phần 2 của seri này, mình sẽ giới thiệu các bạn cách cầm và thế bấm của các loại sáo khác và giới thiệu cơ bản về các kỹ thuật thổi sáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *