Cúng giao thừa là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của mỗi gia đình Việt. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt và đầy đủ các lễ vật để cúng lễ trong đêm 30 Tết để tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Vậy khi cúng giao thừa gia chủ phải chuẩn bị những gì để năm mới được an lành may mắn và phát đạt. Đặc biệt không phạm phải bất kỳ điều tối kỵ nào. Cùng Phong thuỷ nhà cửa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa gồm những gì? quay hướng nào tốt?

Mục lục bài viết:V. Cách cúng giao thừaVI. Lễ cúng giao thừa ngoài trờiVII. Cúng giao thừa trong nhà VIII. Tục lệ trong đêm giao thừaX. Những thắc mắc thường gặpNhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không

I. Ý nghĩa đêm Giao thừa

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua.

Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

*
*
*

cúng giao thừa

Các vị Thiên binh không kịp vào tận bên trong nhà được, vì khi đi thị sát hạ giới quá bận. Do đó bàn cúng của các gia đình thường được đặt ở ngoài cửa chính. Tương truyền Vương hiệu của mười hai vị Hành khiển và Phán quan theo các năm bao gồm:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Vạn vật cân xứng có hai mặt đối lập. Các vị hành khiển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có vị nhân từ, cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, đức độ thì nhân dân no đủ, an khang, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ương triền miên thì người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.

IV. Vì sao cúng ngày giao thừa là nghi lễ quan trọng

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Bởi ý nghĩa sâu xa và quan trọng nghi thức này.

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới thái bình, hạnh phúc.

Không chỉ là tế lễ với hai đoàn Phán quan nhà trời để trông coi năm mới. Người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ Giao thừa. Hơn cả việc cầu cạnh các vị thần tiên, đây là dịp để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi Tết, cùng nhau sum họp, vui vầy với con cháu trong thời khắc đón chào năm mới.

V. Cách cúng giao thừa

Cúng giao thừa lúc mấy giờ

Cúng giao thừa mấy giờ để cả năm đều bình an, may mắn, hưng vượng vào nhà?

Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút của ngày hôm sau. Quãng thời gian này bao gồm một giờ của năm trước và một giờ của năm sau.

Các chuyên gia phong thủy cũng tin vào thời khắc này. Là thời khắc thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, Âm Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Mọi gia đình đều cố gắng sắp xếp chuẩn bị cẩn thận và long trọng từ trước để có mâm cúng đầy đủ và chỉn chu đúng thời gian tốt nhất.

Xem thêm: Sách Sức Hút Của Kỹ Năng Nói Chuyện Link Tải Ebook, Sức Hút Của Kỹ Năng Nói Chuyện Link Tải Ebook

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước

Theo phong tục Việt Nam truyền thống, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà. Bài cúng giao thừa ngoài sân là để tế lễ đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển, còn lễ trong nhà để dâng hương bàn thờ gia tiên, đón ông bà về vui vầy cùng con cháu.

Ai đọc văn khấn giao thừa là đúng nhất

Theo ông bà xưa, người khấn bài cúng đêm giao thừa phải là người chủ của gia đình. Bởi đây là lễ cúng cầu mong hưng thịnh, sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người đứng làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó và thịt mèo để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.

Cách cúng giao thừa như thế nào

VI. Lễ cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì

Sắm mâm lễ chay cúng giao thừa ngoài trời

HoaTiền vàng mãĐèn/nếnTrầu cauBánh kẹoHương (3 – 5 nén)1 chén rượu1 chén nướcNước ngọt/bia đóng lonMũ giấy cánh chuồnSớ cúng quan Hành khiển1 đĩa xôi1 đĩa muối1 đĩa gạo

Sắm mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời

1 con gà trống luộc1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)1 khoanh giò lụa1 đĩa hoa quảVàng mã cúng giao thừaTrầu, cauĐèn/nến1 đĩa gạo1 đĩa muối1 chén rượu1 chén nước1 mũ cánh chuồn1 lọ hoa tươi3 – 5 nén hương

Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ

Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương và bộ chén trà. Thường được gọi là bàn thờ Ông Thiên hay bàn Thiên. Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm:

Một đĩa Ngũ Quả (5 loại trái cây Cầu, Dừa, Đủ, Xoài, Sung) và một đĩa trầu cau, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chén trà, bánh mứt các loại, 1 bình hoa cúng, vàng mã.

Mâm Ngũ Quả Cầu- trái mãng cầu, trái Dừa, Đủ – trái đu đủ, trái Xoài, quả Sung. Bánh mứt các loại tùy thích từng gia đình, bình hoa cúng thường là hoa cúng, vạn thọ, ly,… nên tránh các loại hoa lòe loẹt. Cách cúng giao thừa ngoài trời thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Đối với hình thức này, chúng ta sẽ dọn mâm cúng lên một bàn riêng ngoài trời, xong lễ sẽ dọn đi. Có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được.

– Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.

– Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm dân gian, các vị thần tiến hành bàn giao tiếp nhận công việc rất khẩn trương nên sẽ chỉ có thể đi ngang qua chứng kiến hoặc ăn rất vội vàng. Do đó, cốt yêu là ở lòng thành của gia chủ.

Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Cá Kho To Miền Bắc Đậm Đà Khó Quên, Cách Làm Cá Kho Tộ Chuẩn Vị Miền Bắc

Mâm cỗ cúng nên được đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm cúng ngoài cửa chính, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng. Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *