Nếu mình viết bài này cách đây ít ngày, tức là lúc mới vừa đọc xong Không kịp nói yêu em, có lẽ mình sẽ thể hiện cảm xúc gay gắt hơn nhiều. Bẵng đi vài hôm làm cho cảm xúc của mình về truyện nhạt bớt, nhưng kèm theo đó cũng là góc nhìn câu chuyện này đổi khác đi xíu xiu.

Đang xem: Lạc dù nguyên phỉ ngã tư tồn

Bài viết có tính chất spoil (Mà thật ra bài nào mình chả spoil =”=).

Chuyện tình yêu của Mộ Dung Phong với Doãn Tĩnh Uyển được đặt ở bối cảnh thời Dân Quốc. Đó là một tình yêu kiểu mẫu giữa anh hùng với mỹ nhân trong thời chiến loạn, mà hệ quả tất yếu là anh hùng phải lựa chọn một trong hai thứ: hoặc giang sơn, hoặc mỹ nhân.

Doãn Tĩnh Uyển là con gái độc nhất của gia đình tài phiệt họ Doãn, vì thế mà từ nhỏ đã được học hành ở nước ngoài, tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây phóng khoáng và tiên tiến. Gốc gác này tạo cho cô một đầu óc thông minh, một tính cách cương liệt, gan dạ mà rất bản lĩnh. Bởi thế, dù Mộ Dung Phong không phải là tình đầu của Tĩnh Uyển, nhưng tình yêu của anh ta lại mang một sức cám dỗ đầy mê hoặc. Câu nói “Anh sẽ đem cả thiên hạ đặt trước mặt em” quả có một lực hút cực mạnh, làm Tĩnh Uyển day dứt và do dự rất nhiều, đến cuối cùng không cưỡng lại được tình cảm mà quyết định đặt cược cho một cơ hội làm cuộc sống của mình ở tương lai không chìm trong viễn cảnh tẻ nhạt.

Riêng về Mộ Dung Phong.

Khác với câu hỏi khắc khoải lúc đọc xong Đông Cung: “Lý Thừa Ngân đã quên hay còn nhớ?”, mình không hề có chút lợn cợn nào về việc bé Đô Đô liệu có phải con của Mộ Dung Phong hay không. Mà may quá, theo mấy cái hóng được bên nhà Schan thì chị Phỉ đã confirm bé là con Tín Chi (hahahaha).

Tình yêu của anh ta với Tĩnh Uyển, nhiều hơn nồng nhiệt và thật lòng, chính là một tư tưởng chiếm hữu đầy độc đoán.

Đứng trên khía cạnh khách quan, Mộ Dung Phong sinh ra là đứa con trai duy nhất trong nhà, nên sớm đã định sẽ là người kế tục Mộ Dung Thần lãnh đạo Thừa quân. Được nuôi dạy trong một gia đình quân phiệt như thế, lẽ tất yếu là tính cách anh ta cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ban đầu tính cách “quân phiệt” này không được thể hiện rõ ràng. Hoặc, mình xin cá là có nhiều độc giả thích cái tính “bá đạo” của anh ấy lắm. Nếu như câu chuyện không được định sẵn một cái kết bi kịch, hoặc nếu cách xây dựng của nó giống phim, Mộ Dung Phong sẽ không bị mình không ưa.

Xét cho cùng, như những gì mình mới hóng hớt bên nhà Schan về mấy mẩu chuyện xoay quanh tiểu thuyết này, thì Doãn Tĩnh Uyển đã sớm move on để tìm về với cảm giác bình yên bên cạnh Tín Chi. Lòng tự trọng của cô không chấp nhận nổi một tình yêu đã bị chính đối phương hạ nhục, vậy nên cô đau khổ, nhưng rồi thời gian đủ sức mài mòn vết thương, nên cô từ bỏ, chấp nhận quay về với bến đỗ bình yên. Dù có thể mãi về sau, Doãn Tĩnh Uyển vẫn còn yêu Mộ Dung Phong, nhưng thực tế là bánh xe quá khứ chỉ duy nhất bị mắc kẹt lại tại chỗ của Mộ Dung Phong mà thôi.

Với Tĩnh Uyển, Mộ Dung Phong đã từng yêu cuồng nhiệt, từng có biết bao kỷ niệm đẹp, sau này lại mãi nhớ về cô như một vết dao đâm “hễ cứ động vào lại loét ra”, nhưng tình yêu này không toàn vẹn. Anh ta cứ muốn giữ rịt lấy Tĩnh Uyển cho mình, như một món đồ must-have, đến mức sau này, đỉnh điểm của mối tình tuyệt vọng đến mức biến thành cực đoan là giết chết Tín Chi và bé Đô Đô. (Đây là không nhắc đến chi tiết Mộ Dung Phong và Trình Cẩn Chi bất hòa nhưng vẫn có tới… 4 người con =”=. Mình cũng không biết nói sao với cái chi tiết này.)

Ở những chương cuối cùng đậm chất bi kịch của truyện, mình lại không thấy nặng nề mà đã vô cùng hả hê khi Tĩnh Uyển nhắm mắt mà miệng vẫn còn lấp lửng câu nói “Con bé là… con bé là… là của…” rồi tắt thở. Và càng hả hê hơn khi Cẩn Chi vạch trần sự thật là Tĩnh Uyển đã chọn cách nói đó như cách trả thù dã man nhất đối với quãng đời còn lại của Mộ Dung Phong.

Rốt cuộc Tĩnh Uyển đã đánh cược tuổi trẻ cho cảm giác phiêu lưu bay bổng có phần nông nổi, để đổi lại một cái giá quá đắt. Tự nhiên lại liên tưởng tới phút hành động mang tính chất thay đổi cuộc đời của Nhược Hy khi đối diện với quyết định tứ hôn cho Thập Tứ của Khang Hy, hay Trâu Vũ khi không kìm được lòng mà đến bên Lâm Khải Chính.

May mắn là cuối cùng, cô ấy xem như đã có cuộc đoàn tụ mang tính HE với cha con Trình Tín Chi.

Tóm lại thì, có ai thấy Hứa Kiến Chương thật thảm như mình không?

Phần 1

Phần 3

Phần 2: I –> P

–K–

*) Không kịp nói yêu em – Phỉ Ngã Tư Tồn: 4,0+0,25.

– Thể loại: Cận đại (Dân Quốc), SE.

– Nam – nữ chính: Mộ Dung Phong (Mộ Dung Bái Lâm) – Doãn Tĩnh Uyển.

Đọc quyển thứ hai của Phỉ do Keichan dịch thì mới ngờ ngợ là cái phong cách mông lung đặc trưng này chắc do dịch giả. Truyện vẫn có những đoạn miêu tả lãng đãng mà mình không thích lắm, nhưng có lẽ do được xây dựng trên một cốt truyện nhanh và kịch tính hơn Giai kỳ như mộng, nên đọc rất cuốn hút, và mình cũng thích mấy đoạn miêu tả đó. Cảm giác như đã từng có với khung cảnh Thượng Kinh trong Đông Cung.

Mộ Dung Phong “hân hạnh” được mình xếp vào loại có ít cảm tình nhất trong các nam chính ngôn tình. Ban đầu đọc cũng chưa sao, lại thêm anh này từng do Chung Hán Lương thủ vai, khiến biết bao chị em ôm tim; nhưng càng về sau lại càng thấy tư tưởng tình yêu mang tính chất quân phiệt của anh ta nổi rõ. Đến cái chết của Tín Chi và bé Đô Đô thì… :|.

Doãn Tĩnh Uyển cũng là một nhân vật nữ mình rất có cảm tình. Nhưng nói chung, cô đã đánh đổi cảm giác yên bình lẽ ra đã có, lấy một cái giá quá đắt.

Dù sao thì cũng thích cái kết, mặc dù có vẻ quá bi kịch. Với mình, cái Ending này đem lại cuộc đoàn tụ cho gia đình Tĩnh Uyển, và bắt Mộ Dung Phong trả cái giá là nỗi day dứt suốt quãng đời còn lại (nếu có thể, chậc).

Xem thêm: Tải Bìa Giáo Án Đẹp Nhất 2022, 15+ Mẫu Bìa Giáo Án Đẹp, Đơn Giản (Kèm Link Tải)

*) Không thể quên em – Hoa Thanh Thần: 4,0.

– Thể loại: Hiện đại, HE.

– Nam – nữ chính: Thẩm Tiên Phi – Tang Du.

Đây là một câu chuyện được khá nhiều bạn đọc yêu thích gần đây với motif “nữ truy nam” điển hình. Sự theo đuổi ngây ngô mà cũng rất đáng yêu của Tang Du với anh Chim Ngố họ Thẩm hơi giống với Trịnh Vy trong “Anh có thích nước Mỹ không?”, nhưng không biết có phải do mình đọc truyện này trước truyện kia của Tân Di Ổ hay không mà mình thấy đoạn theo đuổi của nữ chính dễ thương hơn, hài hước hơn, tính cách Thẩm Tiên Phi cũng đáng yêu hơn Trần Hiếu Chính :D.

Truyện có một nhược điểm là phần cuối viết khá vội, đẩy cao trào lúc gặp lại của hai anh chị chưa tới; đặc biệt tình tiết Tang Du phải ăn cả một bàn món ăn cay để mong nhận được sự giúp đỡ từ ông Chủ tịch tập đoàn đối tác sao nó giả tạo quá.

Mình rất thích Tang Du bởi tính cách mạnh mẽ của cô, nhờ nó mà vượt qua bao chông gai vấp váp trong cuộc sống; nhưng bên cạnh đó cảm thấy hình ảnh Thẩm Tiên Phi sau 5 năm xa cách khá mờ nhạt, không kể tới việc anh ấy bị mất trí nhớ chọn lọc sao giống phim Hàn Xẻng thế =”=.

*) Không thể thiếu em – Nhân Hải Trung: 4,25.

– Thể loại: Hiện đại, HE.

– Nam – nữ chính: Viên Cảnh Thụy – Đổng Tri Vy.

Lại một tác phẩm nữa tạo cho mình ấn tượng khá đặc biệt. Thật ra thì kiểu tình yêu giữa boss với thư kí không lạ lắm (nếu không muốn nói là mình bị ác cảm với nó), nhưng Nhân Hải Trung đã dựng nên một cốt truyện với nhiều tình tiết khá mới mẻ.

Nữ chính họ Đổng là một cô gái rất thông minh, chu đáo nhưng luôn dè chừng, tạo khoảng cách với sếp bởi một vết thương lòng trong quá khứ. Nam chính Cảnh Thụy chưa bao giờ thực sự yêu nhưng lại là một người đàn ông đã từng trải qua rất nhiều gian truân mới đổi được sự thành đạt, lại thêm anh này bị người ta nghi ngờ đã giết vợ cũ để giành lấy quyền lực :)). Tri Vy đến bên Viên Cảnh Thụy rất muộn, mãi gần cuối truyện nên mình thấy hơi tiêng tiếc, nhưng mà quá trình nảy sinh tình cảm giữa hai người cực dễ thương, nhất là tình tiết họ bị kẹt cùng một người nữa trên con đường núi sau một vụ tai nạn giao thông. Đáng yêu Người phiên dịch – Kỷ Viện Viện: 4,0.

– Thể loại: Hiện đại, HE.

– Nam – nữ chính: Trình Gia Dương – Kiều Phi.

Điểm mình đánh giá cao nhất ở truyện là cách phối hợp, đan cài khéo léo giữa những đặc điểm của nghề phiên dịch với một tình yêu nhìn có vẻ tỉnh táo của cặp nhân vật chính. Mà tỉnh táo thật mà :”Đăng trong Review

Văn học mạng Trung Quốc – Đọc và rate(1)

Đến bao giờ… Tiểu Phong lại được bắt cho 100 con đom đóm?

Nếu chỉ xét riêng trong những tác giả và những văn phong mà tôi đánh giá cao, cá nhân tôi không thích giọng văn của Phỉ Ngã Tư Tồn cho lắm. Chị là một trong Tứ tiểu thiên hậu ngôn tình, nổi tiếng là một Bi tình thiên hậu; nhưng kỳ thực ban đầu tôi không để ý nhiều đến chị. Bởi tôi dù chỉ từng đọc một tác phẩm duy nhất, có lẽ cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất – “Hẹn đẹp như mơ” – “Giai kỳ như mộng”, nhưng lại cảm thấy lối hành văn của chị không được cứng, câu cú khá lủng củng, nhiều chi tiết miêu tả lãng đãng mà lại có vẻ không khớp với nhau. “Giai kỳ như mộng” không để lại trong tôi nhiều cảm xúc, có chăng chỉ là chút tiếc nuối thoáng qua lúc cuối cùng khi Chính Đông ra đi. Thế mà tác phẩm thứ hai của Phỉ Ngã Tư Tồn mà tôi đọc này lại làm dấy lên trong tôi cảm giác muốn được viết như thế, viết, dù chỉ là để được giải tỏa. Lần đầu tiên, tôi đã nhỏ hai giọt nước mắt cho một tác phẩm ngôn tình; không phải bởi tôi nhìn thấy bóng dáng mình trong câu chuyện đó như lần khóc đầu tiên vì tiểu thuyết, đó là những xúc động thật sự cho một kết cuộc mà ngay từ đầu đã biết là buồn.

Tôi luôn nghĩ mình đã chuẩn bị đủ tâm lí, hay ít nhất dù truyện SE thì cũng không thể làm tôi thấy bi lụy, giống như những lần đọc truyện SE khác. Thế mà cuối cùng vẫn phải sững sờ. Để rồi nhận thấy hóa ra Đông Cung chính là như vậy, để rồi lạnh người kinh khiếp trước một Lý Thừa Ngân – một Thái tử điện hạ – tưởng chừng giản đơn mà hóa ra tàn độc, lạnh lùng. Sự thật thì bao giờ cũng khắc nghiệt, vậy mà tại sao tôi trước giờ luôn thản nhiên với những cái kết SE tuân thủ theo cái gọi là “thực tế” đó, lại thấy đau lòng như vậy cho một đoạn tình thù nơi cung cấm Trung Nguyên?

Nhiều người căm ghét Lý Thừa Ngân, nhưng cảm xúc cuối cùng đọng lại trong tôi có lẽ là một nỗi xót xa khó nói thành lời. Tôi thương cuộc đời ngắn ngủi của Tiểu Phong đã phải kết thúc khi chỉ mới mười tám tuổi, tôi căm giận trái tim máu lạnh độc ác của Lý Thừa Ngân, vậy mà dường như tôi không ghét con người đó. Giống như Tiểu Phong trong giây phút cuối cùng vẫn mãi tin tưởng rằng bóng hình người nàng yêu luôn đẹp đẽ như vậy, tin rằng Cố Tiểu Ngũ của nàng đã chết, chứ không phải là kẻ đã rước bốn mươi vạn quân địch dày xéo lên đất nước hùng mạnh của ông ngoại nàng ngay trong lễ cưới của hai người, không phải là kẻ đã biến nàng thành một quân cờ không hơn trên bàn cờ chính trị từ đầu tới cuối, và rồi lại lần thứ hai quyết liệt muốn nhảy theo nàng, khỏi tường thành.

Ngày trước khi đọc “Bộ bộ kinh tâm”, tôi đã từng rùng mình trước một Tứ a ca đầy bao dung, đầy thẳng thắn lại trở nên tàn nhẫn lạnh lùng khi đã trở thành Ung Chính. Tôi đồng cảm cho nỗi sợ hãi bí bách của Nhược Hy, nhưng lại không thông cảm cho nàng. Tôi luôn nghĩ đau khổ là do Nhược Hy luôn quẩn quanh trong cái vòng nàng tự gây ra. Đến bây giờ tôi lại càng thấm thía hơn cảm xúc đó. Nhược Hy bất hạnh, nhưng ít ra nàng còn có một chút may mắn, bởi nàng yêu và cũng đã từng hạnh phúc khi có được tình yêu, bởi vì khi ra đi nàng không được gặp lại Dận Chân của lòng mình, nhưng không phải do Dận Chân cạn tình, mà có lẽ chẳng qua mối duyên giữa họ thực sự đã đứt đoạn, nên chàng ta chẳng thể nhận được bức thư từ biệt.

Còn Tiểu Phong thì sao? Cái gọi là yêu chưa một lần cho nàng hạnh phúc thật sự. Cái gọi là yêu, đẩy nàng vào thế “cõng rắn cắn gà nhà”. Cái gọi là yêu, làm cho nàng lại một lần nữa bị lợi dụng, đến nỗi dù đã uống nước sông Quên, dù đã sống một cuộc đời mới suốt 3 năm mà cuối cùng vẫn phải nhớ lại. Hay như chính nàng đã nói, đó là sự trừng phạt với nàng vì đã không dứt bỏ mối nghiệt duyên ấy.

Xem thêm: Câu Thơ, Lời Chúc Năm Mới Cho Ông Bà, Cha Mẹ Năm Mới 2022, Lời Chúc Tết 2022 Cho Ông Bà Ngắn Gọn, Ý Nghĩa

Người ta cứ luôn tranh luận về việc rốt cuộc thì Lý Thừa Ngân đã quên hay là vẫn còn nhớ? Quả thực tôi cũng không biết, bởi đáp án rất mập mờ và câu chuyện này hoàn toàn được kể dưới góc nhìn của Tiểu Phong. Dưới mắt Tiểu Phong, Lý Thừa Ngân đã quên, để rồi dường như tới phút cuối cùng, khi bóng áo nàng đã bay khỏi tường thành lộng gió, anh ta mới giật mình nhớ lại. Tôi không biết ý định thực sự của Phỉ Ngã Tư Tồn khi xây dựng chi tiết này là gì. Có lẽ chị chỉ muốn để lại một câu hỏi lớn trong lòng độc giả. Một câu chuyện khiến người ta phải suy nghĩ thì bao giờ cũng ghi lại ấn tượng sâu sắc hơn tất thảy. Nhưng nếu như chị không muốn phơi bày sự thực đó, nếu như chị không làm, vậy thì tại sao chúng ta cứ quay quắt đi tìm câu trả lời cho cái gọi là “đã quên” hay “còn nhớ”? Trong mắt Tiểu Phong, Thừa Ngân đã quên. Vì thế nên nàng một mình ôm trong lòng những đau khổ day dứt về quá khứ cho tới tận lúc sắp ra đi. Tôi đứng về phía Tiểu Phong, vì vậy mà tôi đồng ý rằng Lý Thừa Ngân có quên, chỉ là không biết anh ta đã đột nhiên nhớ lại vào giờ phút nào mà thôi. Và một phần cũng bởi vì tôi không nỡ nghĩ rằng anh ta vẫn còn nhớ. Bởi xét cho cùng, Lý Thừa Ngân cũng chỉ là một con người. Anh ta tàn nhẫn lạnh lùng trên con đường đến với ngai vị đế vương, nhưng anh ta không phải không có trái tim. Hay nói một cách khác, cái gọi là “cảnh giới không tim” đó vốn bị phá bỏ khi cuộc đời anh ta xuất hiện một người con gái để yêu thương. Nếu không, anh ta đã chẳng vì phút đau lòng mà lao theo nàng khỏi vực sâu xuống dòng sông Quên bên dưới. Nếu không, một loạt những chi tiết khác vô tình hay hữu ý được khai thác trong truyện bỗng nhiên trở thành thừa thãi hay sao? Hay suy nghĩ theo một lối khác thì tất cả chỉ là diễn kịch? Bản chất con người có lẽ sẽ không thể thay đổi, bởi vậy Lý Thừa Ngân – ngay cả ở quá khứ lẫn hiện tại 3 năm sau – trong lòng vẫn luôn đầy những toan tính, những toan tính đó trước sau dù sai hay đúng cũng đều hại chết Tiểu Phong. Nhưng khoan hãy xét rằng toan tính chính trị là sai hay đúng, bởi đã là quân vương, hay muốn làm quân vương, kẻ dấn bước chẳng có con đường nào khác. Thế nhưng khi anh ta hai lần muốn lao theo nàng, khi anh ta nói “Ta và nàng cùng quên”, cá nhân tôi vẫn cho rằng đó là chút tình cảm thực lòng. Đây cũng có thể xem như chút hy vọng của tôi, rằng tính mệnh của Tiểu Phong hai lần mất đi chỉ vì một con người sẽ không vô nghĩa. Cho dù tôi biết nếu ngày ấy nàng không dùng trường đao tự vẫn, rồi thì nàng cũng sẽ phải sống những tháng ngày như Triệu Lương đệ kia, và rồi thì Tây Lương nhất định chẳng thể an bình như ba mươi năm sau này đâu mà cũng mất vào tay Trung Nguyên thôi. Giá trị hiện hữu nhất của công chúa, hoàng tử trong những mối liên hôn chính là đất đai. Đâu phải ai cũng có được suy nghĩ tiến bộ như Quân Phất(*), rằng mọi vương tộc đều có thể nỗ lực theo hướng khác?

Chỉ là tôi vẫn luôn thấy day dứt, tại sao ba mươi năm qua đi mà Lý Thừa Ngân vẫn không để cho nàng – và thậm chí là cho mình – một lối thoát? Tại sao cứ nhất định không tin rằng nàng đã chết? Tại sao miễn cưỡng suốt gần chục năm trời mới truy phong cho nàng một cái thụy hiệu? Tại sao không cho nàng một lăng tẩm đàng hoàng mà yên nghỉ? Tại sao lại cứ cố tin rằng đứa con gái duy nhất không có một nét nào giống nàng kia là do chính nàng sinh ra? Khi ra đi, nàng đã từng mong muốn mình sẽ cùng A Độ sải cánh rời khỏi nơi nhân sinh phù hoa mà cũng đầy máu và nước mắt đó, được “trở về nhà”. Ấy thế mà cuối cùng hắn vẫn nhất quyết nhốt nàng lại trong lăng tẩm lạnh lẽo, thậm chí còn chẳng cho nàng được một nơi dừng chân thanh thản. Dẫu rằng tôi biết những thứ ấy mới phù phiếm làm sao. Người thì đã chẳng còn, vậy danh hiệu truy phong có ý nghĩa gì? Lăng tẩm có ý nghĩa gì? Nhưng vẫn không tránh khỏi xót xa khi người đời cho rằng hắn vì ghét nàng nên mới cư xử lạnh lùng như vậy, đến nỗi không một ai sau này còn dám nhắc đến nàng. Hóa ra cái chết cũng chỉ có thể đổi lại cho Tiểu Phong hơn một dòng mười chữ trong sử sách, hóa ra nàng cuối cùng lại chỉ đơn thuần bị lãng quên như thế. Ngày sau, đâu có còn ai nhớ đến nàng Cửu công chúa Tây Lương đó nữa?… Hai giọt nước đã trượt khỏi khóe mắt khi Bùi Chiếu thức tỉnh Lý Thừa Ngân sau cái chết của tiểu công chúa Triêu Dương, rằng nàng đã ra đi thật rồi, cỏ đã phủ xanh rì cả mộ… Ba mươi năm đã qua, cuối cùng có lẽ người ra đi mới là thanh thản nhất, còn người ở lại phải đau khổ day dứt để đền tội. Ba mươi năm trôi đi, tôi cũng không biết được, Lý Thừa Ngân liệu rồi sẽ làm gì sau những giọt nước mắt muộn màng?

“Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng.

Ô thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về…

Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng.

Ô thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua……”

(*): Nữ chính Diệp Trăn – Quân Phất trong tác phẩm “Hoa Tư dẫn” của Đường Thất Công Tử.

Categories

CategoriesChọn chuyên mụcdu kýLinh tinhNhật kýReviewTản mạn

Recent Posts

Comments & Replies

*
euira trong Từ chuyện World Cup2018
*
Đoàn Dương Minh trong Từ chuyện World Cup2018
*
Jade ^o^ trong Lại vài góc nhìn về A Mạch tòn…
Bạch Liên trong Lại vài góc nhìn về A Mạch tòn…
*
Vân Tường trong Nhân đọc truyện mới của Tiên…

Blog Stats

49847 hits

Posts I Liked

Tags

A MạchA Mạch tòng quânAsakura YohAureliano BuendiaBồ đề kiếpBộ sinh liênCamaralzamanCho anh nhìn về emChẩm thượng thưcảm nhậnDiệu PhongGermanyHaruki MurakamiHoa Tư dẫnHọa quốcLê Thánh TôngMinh Hiểu KhêMộc Phù SInhNghìn lẻ một đêmNgười phiên dịchPaul TheroxPhật tộiPhỉ Ngã Tư TồnRemediosTam sinh tam thếthiên tình sửThương Dịch ChiThương LyThương NguyệtThường Ngọc ThanhThất dạ tuyếtThập lý đào hoaThập Tứ KhuyếtTiên ChanhTrang TrangTrăm năm cô đơnTrần KhởiTào ĐìnhTân Di Ổtình cảm thiếu thờiTình yêu thứ baTừng thề ướcVân trung caVăn Miếu – Quốc Tử GiámĐường Thiệu NghĩaĐường Thất Công TửĐại mạc hoang nhanĐế vương nghiệpĐồi gió húĐồng Hoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *